Truyền thuyết là gì, đặc trưng của truyền thuyết Lớp 6
Truyền thuyết là gì, đặc trưng của truyền thuyết Lớp 6
Hướng dẫn
Khi bắt đầu chương trình Văn Học lớp 6 các em sẽ làm quen với truyện truyền thuyết, vậy truyền thuyết là gì? đặc điểm của truyền thuyết và phân biệt thể loại truyền thuyết với truyện cổ tích.
Truyền thuyết là gì
Truyền thuyết thể loại có vị trí quan trọng trong hệ thống văn học dân gian Việt Nam bao gồm có số lượng và chất lượng phong phú. Truyền thuyết chính là “nhân chứng sống” được lưu truyền trong dân gian qua hàng ngàn năm qua.
1. Truyền thuyết là gì?
Khái niệm truyền thuyết: truyền thuyết là những câu chuyện được truyền miệng trong dân gian giải thích các phong tục, tập quán hoặc kể về các nhân vật lịch sử. Trong truyền thuyết thường gặp yếu tố phóng đại, kì ảo, thần kỳ. Kết thúc truyện truyền thuyết thường là kết thúc mở.
2. Phân biệt truyền thuyết và cổ tích
Cốt truyện, nhân vật
– Truyền thuyết dựa theo các nhân vật lịch sử, có tính chất lịch sử.
– Cổ tích: không có thật, phần lớn là tưởng tượng của nhân dân.
Nội dung:
– Truyền thuyết: nhân vật và chủ đề có tính lịch sử.
– Cổ tích: câu chuyện gia đình, anh em, bạn bè, người thân các mâu thuẫn xung đột của họ, đặc biệt là trong xã hội phong kiến.
Kết thúc:
– Cổ tích: thông thường là kết thúc có hậu, nhân vật ở hiền có được hạnh phúc viên mãn và ngược lại các nhân vật ác độc sẽ bị trừng trị.
– Truyền thuyết: kết thúc truyện thường dạng mở.
3. Đặc trưng của truyền thuyết
– Thuộc truyện dân gian, truyền miệng là chính.
– Kể về nhân vật lịch sử và sự kiện có liên hệ với lịch sử
– Yếu tố không thể thiếu đó là sự hư ảo, hoang đường.
– Truyện thường có thái độ, đánh giá nhân dân về nhân vật, các sự kiện lịch sử có thật.
Một số thông tin về truyền thuyết là gì? đặc trưng của truyền thuyết vừa được tóm gọn bên trên, hi vọng hữu ích cho các bạn học sinh lớp 6 khi bắt đầu tìm hiểu về thể loại truyện này.