Trình bày cảm nhận của em về bài thơ Khi con tu hú của nhà thơ Tố Hữu

Trình bày cảm nhận của em về bài thơ của nhà thơ

Hướng dẫn

Đề bài: Em hãy trình bày cảm nhận của em về bài thơ Khi con tu hú của

I. Dàn ý bài viết

1. Mở bài

về nhà thơ Tố Hữu và bài thơ “Khi con tu hú”: Bài thơ “Khi con tu hú” được ông sáng tác trong khoảng thời gian bị giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), trong không gian chật hẹp và tối tăm của nhà tù, tâm trạng của nhà thơ đã được bộc lộ rõ nét qua từng câu thơ.

2. Thân bài

-Cảm nhận về tiếng chim tu hú gợi nỗi nhớ trong lòng tác giả:

+ Tiếng chim tu hú báo hiệu cho đến, thời điểm đó là vụ mùa lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, trong vườn cây hoa trái đang chín ngọt thơm hương.

+ Cả âm thanh và hương vị đều gợi lên khung cảnh của làng quê Việt Nam khi vào hè, mọi cảnh vật đều được miêu tả ở trạng thái động “đương chín” và “ngọt dần”.

-Cảm nhận về hồi tưởng của tác giả về mùa hè:

+ Giữa chốn ngục tù tối tăm, ẩm thấp, chật hẹp và ngột ngạt, người tù cộng sản nhớ về tiếng ve đặc trưng mỗi khi hè tới, tiếng ve râm ran làm cho cái nắng hè càng thêm lan tỏa.

+ Cái nắng đào hong khô những bắp rây phơi đầy sân vàng ruộm.

-Cảm nhận về hoàn cảnh của nhà thơ:

+ Tiếng ve réo rắt và râm ran như mang đầy tâm trạng của nhà thơ, đó là tâm trạng đầy bức bối và ngột ngạt, tù túng.

+ Nhà thơ hồi tưởng về những hình ảnh bình dị, thân thuộc nơi làng quê và rồi đẩy nổi nhớ của mình lên cao độ.

-Cảm nhận về khát khao tự do của nhà thơ:

+ Nhà thơ muốn phá tan xiềng xích, muốn được hòa mình vào không gian mùa hè, và hơn hết là muốn được tự do, khát khao cứ thế sục sôi hừng hực trong lòng tác giả.

+ Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú, khép lại bài thơ vẫn là tiếng chim, có thể thấy tiếng chim vừa gợi nhớ thương lại vưa giục giã nơi tâm hồn người chiến sĩ trẻ.

3. Kết bài

Nêu ý nghĩa của bài thơ: Bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu đã cho người đọc cảm nhận được một bức tranh thiên nhiên mùa hè rực rỡ thanh âm và sắc màu, bên cạnh đó là tâm hồn đầy nhạy cảm, thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của người tù cộng sản.

II. Bài tham khảo

Nhà thơ Tố Hữu – một nhà thơ nổi tiếng và có sức ảnh hưởng sâu rộng tới nền Việt Nam. Ông là một người chiến sĩ cách mạng với nhiều tác phẩm viết về cách mạng. Bài thơ “Khi con tu hú” được ông sáng tác trong khoảng thời gian bị giam tại nhà lao Thừa Phủ (Huế), trong không gian chật hẹp và tối tăm của nhà tù, tâm trạng của nhà thơ đã được bộc lộ rõ nét qua từng câu thơ.

Người chiến sĩ trẻ – người tù cộng sản Tố Hữu đang trong cảnh lao tù bỗng nghe thấy tiếng chim tu hú vang tới nhà ngục, bài thơ bắt đầu bằng tiếng chim và tiếng chim tu hú gọi bầy chính là khởi nguồn cho những nỗi nhớ, hoài niệm của tác giả về cuộc sống bên ngoài.

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần”

Tiếng chim tu hú báo hiệu cho mùa hè đến, thời điểm đó là vụ mùa lúa chiêm chín vàng trên cánh đồng, trong vườn cây hoa trái đang chín ngọt thơm hương. Cả âm thanh và hương vị đều gợi lên khung cảnh của làng quê nông thôn Việt Nam khi vào hè, mọi cảnh vật đều được miêu tả ở trạng thái động “đương chín” và “ngọt dần”.

“Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào”

Giữa chốn ngục tù tối tăm, ẩm thấp, chật hẹp và ngột ngạt, người tù cộng sản nhớ về tiếng ve đặc trưng mỗi khi hè tới, tiếng ve râm ran làm cho cái nắng hè càng thêm lan tỏa. Cái nắng đào hong khô những bắp rây phơi đầy sân vàng ruộm. Tiếng ve réo rắt và râm ran như mang đầy tâm trạng của nhà thơ, đó là tâm trạng đầy bức bối và ngột ngạt, tù túng. Nhà thơ hồi tưởng về những hình ảnh bình dị, thân thuộc nơi cuộc sống làng quê và rồi đẩy nổi nhớ của mình lên cao độ.

“Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không”

Nỗi nhớ ấy lan tỏa lên tận trời cao trong xanh, nơi đó có những cánh diều tung bay nhào lộn với tiếng sáo vi vu giữa không gian bao la. Sự khoáng đạt của không gian và sự tự do của cánh diều đã khắc họa rõ hiện thực trái ngược của tác giả. Hình ảnh con diều đại diện cho tự do, khát khao tung hoành của tác giả.

“Ta nghe hè dậy bên lòng…

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Đến lúc này, tiếng chim tu hú đã mang đến cho nhà thơ một tâm trạng hoàn toàn khác, đó là sự uất ức, bế tắc và ngột ngạt. Mùa hè ngoài kia đã đến, tất cả mọi thứ đều đang rạo rực và tràn đầy sức sống, là một người yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, nhà thơ không khỏi xót xa đau khổ khi mình vẫn bị giam cầm nơi lao tù. Nhà thơ muốn phá tan xiềng xích, muốn được hòa mình vào không gian mùa hè, và hơn hết là muốn được tự do, khát khao tuổi trẻ cứ thế sục sôi hừng hực trong lòng tác giả. Mở đầu bài thơ là tiếng chim tu hú, khép lại bài thơ vẫn là tiếng chim, có thể thấy tiếng chim vừa gợi nhớ thương lại vưa giục giã nơi tâm hồn người chiến sĩ trẻ.

Bài thơ “Khi con tu hú” của nhà thơ Tố Hữu đã cho người đọc cảm nhận được một bức tranh thiên nhiên mùa hè rực rỡ thanh âm và sắc màu, bên cạnh đó là tâm hồn đầy nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống và khát vọng tự do cháy bỏng của người tù cộng sản.

Theo wikisecret.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button