Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc và đưa đi bác sĩ?
Trẻ bị sốt sẽ khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Tuy nhiên, không phải lúc nào thuốc hạ sốt cũng tốt và có lợi cho sức khỏe của trẻ. Vậy, trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc và đưa đến gặp bác sĩ? Câu trả lời nằm ngay bên dưới, hãy cùng Wikisecret tham khảo nhé!
Không phải lúc nào thuốc hạ sốt cũng tốt và có lợi cho sức khỏe của trẻ
Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc hạ sốt?
Nhiều người vẫn thường quan niệm chỉ cần thấy trẻ có triệu chứng nóng sốt là phải cho uống thuốc hạ sốt ngay. Tuy nhiên, đây lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Nếu chưa sốt cao đến mức cảnh báo thì chỉ cần áp dụng các biện pháp hạ sốt tại nhà và chỉ cho trẻ uống thuốc khi thân nhiệt trẻ quá cao. Cụ thể:
-
Thân nhiệt dưới 38,5 độ C
Khi thân nhiệt dưới 38,5 độ C, mẹ đừng quá lo lắng. Chỉ cần chườm đá hoặc chườm ấm cho bé, cho bé mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi. Cho trẻ bú nhiều hơn bình thường để bù lượng nước thiếu hụt khi sốt.
-
Thân nhiệt trên 38,5 độ C
Lúc này, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, không phải loại thuốc hạ sốt nào trẻ cũng có thể dùng được. Bạn nên hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Bạn nên hỏi ý kiến các bác sĩ chuyên khoa trước khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt để đảm bảo hiệu quả và an toàn
Điểm danh những loại thuốc hạ sốt dành riêng cho trẻ
Hiện nay, tại các quầy thuốc tây đều có bán thuốc hạ sốt. Bạn có thể dễ dàng tìm mua tại bất cứ hiệu thuốc nào trên toàn quốc. Tuy nhiên, không phải thuốc hạ sốt nào cũng thích hợp với bé cưng nhà bạn, nhất là trong giai đoạn sơ sinh các cơ quan trong cơ thể trẻ vẫn chưa được hoàn chỉnh.
Acetaminophen, Ibuprofen và aspirin là 3 loại thuốc được xem là thích hợp với trẻ sơ sinh. Được các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng nếu trẻ sốt cao. Tuy nhiên, khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt bố mẹ phải lưu ý một số vấn đề sau:
- Cho trẻ uống acetaminophen cách nhau từ 4 đến 6 giờ
- Cho trẻ uống Ibuprofen cách nhau ít nhất 6 giờ. Tuyệt đối không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi
- Cho trẻ uống Aspirin cách nhau cách nhau từ 6 – 8 tháng.
- Nếu bé sốt cao và nôn ói hết thuốc, bạn nên dùng thuốc đặt hậu môn để giúp trẻ hạ sốt.
Xem thêm: Trẻ sốt cao không rõ nguyên nhân và cách điều trị
Bên cạnh đó, nếu trẻ xuất hiện các biểu hiện sau, bạn cũng nên đưa trẻ tìm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp:
- Sốt cao trong nhiều giờ
- Uống thuốc hạ sốt nhưng không thuyên giảm
- Sốt nhẹ nhưng kéo dài trong nhiều ngày
- Sốt kèm theo các triệu chứng khác: đau họng, nôn ói, tiêu chảy, đau tai, phát ban đỏ…
- Xuất hiện các dấu hiệu cơ thể mất nước: da nhợt nhạt, khô môi, môi bong tróc, tiểu rất ít hoặc thậm chí không đi tiểu
- Các dấu hiệu nguy hiểm: khó thở, buồn nôn, mê sảng, lưỡi xanh, cổ họng cứng, co giật
Xem thêm: Uống thuốc hạ sốt như thế nào cho đúng cách? Những lưu ý khi sử dụng có thể bạn chưa biết
Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh nóng sốt
Khi trẻ sốt, ngoài việc cho trẻ uống thuốc hạ sốt và đưa trẻ đến gặp bác sĩ thì quá trình chăm sóc cũng vô cùng quan trọng. Khi trẻ nóng sốt, các ông bố bà mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Khi trẻ sốt, ngoài việc cho trẻ uống thuốc hạ sốt và đưa trẻ đến gặp bác sĩ thì quá trình chăm sóc cũng vô cùng quan trọng
- Dùng khăn nóng hoặc khăn lạnh lau cơ thể trẻ, cách 15 phút lau một lần
- Cho trẻ mặc quần áo mỏng, có độ co giãn và thấm hút. Tuyệt đối không nên cho trẻ mặc quần áo dày, khó hút mồ hôi
- Khi nóng sốt, trẻ sẽ đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Do đó, mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để bù lại lượng nước bị thiếu hụt
- Đối với những trẻ lớn hơn, đang trong giai đoạn ăn dặm thì nên cho trẻ ăn thêm cháo gà, cháo lươn hoặc các loại súp rau củ để trẻ nhanh lại sức
- Nên bổ sung thêm trái cây, nước ép hay các loại sinh tố để cung cấp vitamin C cho cơ thể trẻ
- Những động tác âu yếm của bố mẹ trong thời điểm này cũng vô cùng quan trọng. Sẽ giúp cơ thể trẻ tiết ra hormone oxytocin, rẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc và an toàn hơn trong lúc bệnh
Chúng tôi vừa cung cấp các thông tin để giải đáp thắc mắc trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc. Đồng thời, chắc hẳn các bậc phụ huynh cũng đã hiểu được khi nào cần đưa bé đến gặp bác sĩ rồi đúng không nào? Nếu có bất kỳ thắc mắc gì về sức khỏe mẹ và bé, bạn hãy truy cập website của chúng tôi để có thể tìm được câu trả lời chính xác nhé!
Xem thêm: Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì để nhanh phục hồi?