Thanh khoản là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp

Thanh khoản là vấn đề được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm hàng đầu khi tham gia vào lĩnh vực tài chính. Một doanh nghiệp có tính thanh khoản cao, luôn thu hút được rất nhiều nhà đầu tư và ngược lại. Vậy Thanh khoản là gì? Hôm nay Wikisecret sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!

Yếu tố thanh khoản được quan tâm khá nhiều song song với vốn hóa thị trường. Có thể hiểu một cách đơn giản, Thanh khoản là mức độ mà một tài sản cụ thể nào đó có thể được mua hoặc bán nhanh chóng, tuy nhiên chúng không ảnh hưởng đến sự ổn định chung về giá của mình. Theo một cách khác, thanh khoản đề cập đến khả năng một tài sản được chuyển đổi thành tiền mặt một cách dễ dàng.
Thanh khoản là gì?
Tài sản có tính thanh khoản cao nhất đó là tiền mặt. Chúng có tính ổn định cao, dễ dàng truy cập và dễ dàng chi tiêu trong việc mua bán, trả nợ hoặc đáp ứng các nhu cầu gần như ngay lập tức. Bởi vậy mà tiền mặt thường được sử dụng làm tiêu chuẩn trong việc đánh giá tính thanh khoản của tài sản.
Tài sản lưu động luôn có một thị trường sẵn sàng để mở cửa giao dịch. Điều này đồng nghĩa với việc, tất cả các tài sản thuộc loại này sẽ được giao dịch nhiều trên toàn cầu trên các sàn giao dịch khác nhau với giá cả tương đối ổn định. Với những loại tài sản có tính thanh khoản không cao, tính thanh khoản kém hoặc không có tính thanh khoản thường được giao dịch riêng tư nhiều hơn thay vì các sàn giao dịch công khai. Tài sản có thể biến thành tiền mặt càng khó thì khả năng thanh khoản càng kém và ngược lại.

Tính chất của khả năng thanh khoản

Tính chất cơ bản của một thị trường có khả năng thanh khoản cao phải kể đến đó là luôn sẵn có nhiều người mua và người bán trong cùng một thời gian. Thị trường tài khoản cao nếu ở đó có sẵn nhiều người mua và người bán với số lượng lớn. Bên cạnh đó, việc thực hiện các lệnh giao dịch sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến giá trong thị trường này.
Trong kế toán có thể phân chia và sắp xếp thành 5 loại theo tính thanh khoản từ cao đến thấp như sau: tiền mặt, đầu tư ngắn hạn, khoản phải thu, ứng trước ngắn hạn và hàng tồn kho. Tiền mặt có tính thanh khoản cao nhất bởi luôn luôn được dùng trực tiếp thanh toán, còn hàng tồn kho có tính thanh khoản thấp nhất vì phải trải qua giai đoạn phân phối, tiêu thụ để chuyển thành khoản phải thu, từ khoản phải thu mới chuyển thành tiền mặt.

Tính thanh khoản của chứng khoán là gì?

Chứng khoán lưu động là những chứng khoán có sẵn trên thị trường, bởi vậy việc mua đi bán lại giữa chứng khoán này rất dễ dàng và ổn định, nên được coi là loại chứng khoán có tính thanh khoản cao. Hầu hết chứng khoán lưu động có khả năng hồi phục số vốn đầu tư ban đầu của doanh nghiệp. Đặc tính thanh khoản chuyển đổi thành tiền mặt khi cần thiết cho thấy môi trường an toàn của nguồn vốn đầu tư. Tính lưu động của chứng khoán càng cao, càng thể hiện được thị trường ngày càng năng động. Do đó, đây là một công cụ rất hữu ích trong việc thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Tính thanh khoản của chứng khoán là gì?
Tuy nhiên trên thực tế,các nhà đầu tư không chỉ quan tâm đến tính lỏng của chứng khoán. Họ cần phải cân nhắc đến khả năng bán lại chúng trước khi đáo hạn để thu hồi vốn. Trong trường hợp khó tìm được người mua hoặc phải bán mất giá, lúc này chứng khoán có khả năng tái tạo kém, đồng nghĩa với việc nhà đầu tư sẽ phải chịu tổn thất tài chính nặng nề.
Tính lưu động của chứng khoán có mối liên hệ chặt chẽ với chỉ số p/e. Những cổ phiếu có tính thanh khoản cao sẽ được mua bán sôi động, sẽ có chỉ số p/e cao. Nhà đầu tư có thể hiểu rằng, những chứng khoán này sẽ tăng giá mạnh và đem lại giá trị thặng dư cao, nếu được tiến hành tách cổ phiếu hoặc phát hành cổ phiếu mới.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của doanh nghiệp, bao gồm cả những yếu tố tích cực và tiêu cực. Tính thanh khoản sẽ quyết định đến số mệnh chứng khoán của một doanh nghiệp, bởi vậy vấn đề này rất được doanh nghiệp quan tâm.
Những con số thể hiện trên báo cáo tài chính sẽ cho biết hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ổn định hay không. Doanh nghiệp lớn và có uy tín, làm ăn tốt sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản
Tính thanh khoản luôn có mối liên kết với các nguyên tố khác trên thị trường. Do đó có hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn ít nhiều phải tuân theo các chính sách và sự tác động của chính sách nhà nước. Đặc biệt là các chính sách đến từ các tổ chức tín dụng.
Yếu tố khách quan có khả năng ảnh hưởng tới tính thanh khoản đó là tình hình tiêu dùng trong nước. Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, sẽ đồng nghĩa các khoản dành cho đầu tư sẽ ít đi. Ngoài ra, tâm lý của nhà đầu tư cũng là một yếu tố cần phải quan tâm. Ở những thị trường đang khởi sắc thì nhà đầu tư cũng sẽ hứng thú chi tiền đầu tư hơn thay vì tâm lý hoang mang dè dặt.
Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về tính thanh khoản. Hãy like share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: Top 8 công việc kiếm tiền online phổ biến nhất tại Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button