Soạn vănThiên Trường vãn vọng đầy đủ và chi tiết nhất năm

Soạn vănThiên Trường vãn vọng đầy đủ và chi tiết nhất năm 2017

Hướng dẫn

Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho quá trình của người học, vanmaulop7 sẽ giới thiệu đến bạn học Soạn văn “ đầy đủ và chi tiết nhất năm 2017.

I. Hướng dẫn học bài

Câu 1: Về thể thơ, bài thơ “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” giống với bài thơ nào đã học? Hãy nêu một số đặc điểm của thể thơ đó và chỉ rõ những đặc điểm ấy đã thể hiện ở bài thơ này như thế nào?

  • Về thể thơ, bài thơ “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” giống với bài thơ “ ” đã học. Cả hai đều được làm bằng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
  • Đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt: Mỗi bài gồm 4 câu thơ, mỗi câu thơ gồm 7 tiếng. Cách hiệp vần: chữ cuối câu 1,2,4.
  • Bài thơ “ Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” có 4 câu, mỗi câu 7 tiếng, hiệp vần chữ cuối câu 1,2,4 ( lồng-không-đồng).

Câu 2: Cụm từ “ nửa như có nửa như không” ( bán vô bán hữu ) có nghĩa là gì? Hãy hình dung quang cảnh được gợi lên ở câu thơ thứ hai này

  • Cụm từ “ nửa như có nửa như không” có nghĩa là cảnh vật rất mờ ảo; vừa như có lại vừa như không có; vừa thực lại vừa hư.
  • Ở câu thơ thứ hai này, quang cảnh gợi lên đó là làng xóm êm đềm và tĩnh lặng đang chìm dần và mờ đi trong làn sương khói. Cảnh vật có nét thực nhưng cũng có nét ảo. Chính vì thế mà tạo nên sự mơ màng, nên thơ rất độc đáo.

Câu 3: Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày và gồm những chi tiết gì? (về ánh sáng, âm thanh, màu sắc và cảnh vật)

  • Trong bài thơ, cảnh vật được miêu tả lúc , khi chiều muộn. Ánh nắng mặt trời đã tắt nhưng vẫn có thể thấy được ánh sáng, màu sắc mờ mờ như khói phủ; nghe được âm thanh tiếng sáo của mục đồng dắt trâu về; nhìn thấy đàn trâu, đôi cò trắng dưới . Một khung cảnh làng quê thật yên bình.

Câu 4: Qua nội dung được miêu tả trong bài thơ, em có những gì trước cảnh tượng buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường và về tâm trạng của tác giả trước cảnh tượng đó?

Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường thật thanh bình và nên thơ. Có tiếng sáo vang vọng của trẻ chăn trâu, có những đôi cò trắng liệng xuống đồng. Một không gian làng quê yên bình và thơ mộng. Tác giả như đang đắm chìm trong không gian buổi chiều tà dung dị ấy để cảm nhận hết được sự yên bình nơi xóm thôn. Qua đó ta có thể thấy rằng tác giả dành tha thiết cho quê hương, đất nước.

Câu 5: Sau khi hiểu được giá trị của bài thơ, em có thêm gì khi nhớ rằng tác giả là một ông vua chứ không phải là một người dân quê? Từ đó, em có thể nói gì nữa về thời nhà Trần trong lịch sử nước ta?

Tác giả là một ông vua nhưng lại có tâm hồn của người thi sĩ. Điều đặc biệt là người thi sĩ ấy lại dành tình yêu tha thiết cho chốn thôn quê. Cảnh vật được miêu tả với những nét gần gũi và dân dã. Ta có thể thấy đây là một ông vua gần dân, thương dân, yêu mến cảnh thanh bình và yêu hòa bình. Không hề có một sự xa cách nào giữa người đứng đầu một đất nước và những người nông dân. Phải chăng chính vì sự gần gũi, yêu mến và gắn bó với dân mà trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên-Mông nhà Trần đều lãnh đạo nhân dân dành được những chiến thắng vĩ đại.

II. Hướng dẫn luyện tập

Từ việc đọc-hiểu hai câu thơ cuối, bằng trí , viết một đoạn văn khoảng năm, sáu dòng để mục đồng thổi sáo dẫn trâu về nhà khi chiều xuống. ( Gợi ý: Xem tranh minh họa )

Hoàng hôn. Ánh mặt trời đã tắt nhưng vẫn có thể nhìn thấy được cảnh vật trong chiều tà. Lúc này, không còn thấy được mục đồng nữa mà chúng đã đưa trâu về hết trong thôn chỉ còn lại văng vẳng tiếng sáo đâu đây. Những chú cò trắng cứ từng đôi bay liệng xuống cánh đồng. Phía xa xa, cảnh vật như mờ dần trong làn sương khói xế chiều.

Theo wikisecret.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button