Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác | Văn mẫu

Hướng dẫn

Đề bài: Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

Bài làm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

– Lê Hữu Trác (1724 – 1791) là người làng Liêu Xá, trấn Hải Dương (Nay thuộc Hưng Yên).

– Hiệu là Hải Thượng Lãn Ông

– Ông vừa là một danh y, vừa là một nhà văn, nhà thơ lớn.

2. Tác phẩm:

– Thượng kinh kí sự, là tập kí sự viết bằng chữ Hán, hoàn thành vào năm 1783.

– Tác phẩm là những ghi chép mà Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi ra Thăng Long để chữa bệnh cho cha con Trịnh Sâm.

– Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” nói về chuyện Lê Hữu Trác lên kinh đô và vào phủ chúa kê đơn, chữa bệnh cho Trịnh Cán.

– Bố cục:

+ Phần 1 (Từ đầu đến “…không có dịp”): Quang cảnh trong phủ chúa Trịnh.

+ Phần 2 (Tiếp cho đến “…phòng chè ngồi”): Sự xa hoa trong phủ chúa Trịnh và Trịnh Cán ốm yếu.

+ Phần 3 (Còn lại): của Lê Hữu Trác.

Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Khung cảnh trong phủ chúa Trịnh:

a. Quang cảnh trong phủ:

– Cảnh từ bao quát đến cụ thể.

– Đi từ ngoài vào trải qua rất nhiều lần cửa, năm sáu lần trướng gầm.

– Cây cối um tùm, chim kêu ríu rít.

– Có những đại đồng, quyền bổng, gác tía…

– Nội cung có sập vàng, ghế rộng, nệm gấm…

b. kiểu cách:

– Vào phải có thánh chỉ, có lính thét tên.

– Trong phủ rất đông đảo người hầu kẻ ở, chạy đi chạy lại

– Khi tiếp kiến Đông cung thế tử thì phải cung kính, lễ độ.

– Bên cạnh Chúa luôn có người chầu chực, người ngoài vào không được trực tiếp thấy mặt Chúa.

– Đông cung thái tử bệnh, lúc nào bên người cũng có 7,8 thầy thuốc túc trực.

– Lê Hữu Trác phải quỳ lạy nhiều lần khi yết kiến và khi ra về.

Câu 2: Chi tiết đắt giá nhất:

– Khi yết kiến Đông cung thái tử.

– Đó là một cậu bé tầm 5, 6 tuổi, đang ngồi chễm chệ trên sập vàng.

– Bên cạnh đứa bé có 5, 6 thầy thuốc già cúi lạy, đưa bé còn khen “ông này lạy khéo”.

– Cho thấy ăn chơi hưởng lạc trong phủ Chúa, thế tử thì sống trong không gian ngột ngạt, tù túng, thiếu sinh khí.

Câu 3: Cách chuẩn đoán bệnh:

– Muốn chữa bệnh cầm chừng nhưng lại cảm thấy trái với y đức.

– Đưa ra ý kiến trái ngược với nhiều người nhưng ông vẫn quyết định giữ vững lập trường của mình.

– Là một người thầy thuốc có lương tâm, có đức độ.

– Mang phẩm chất cao quý: coi thường danh lợ, quyền quý, yêu cuộc sống tự do, giản dị…

Câu 4: Nghệ thuật viết kí sự của tác giả:

– Quan sát tỉ mỉ, tinh tế.

– Bút pháp sinh động, hấp dẫn.

– Nội dung ghi chép ti mỉ, tinh tế.

– Cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn.

III. Tổng kết

– Tác phẩm đã khắc họa một bức tranh sống động về cuộc sống xa hoa, quyền uy nơi phủ Chúa Trịnh.

– Thể hiện tính cách giản dị, tâm hồn thanh cao của tác giả, một người khinh thường danh lợi, sống đúng với y đức và giữ mình trong sạch.

Loan Trương

>>> XEM THÊM:

  • Soạn bài của Nguyễn Đình Thi

  • Tóm tắt tác phẩm hạnh phúc của một tang gia của

  • Tóm tắt văn bản chiếc lá cuối cùng

Theo wikisecret.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button