Soạn bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu | Văn mẫu

Hướng dẫn

Đề bài: Soạn bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Bài làm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

– Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888), ông là người làng Tân Thới, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định.

– Khi ông 11 tuổi được cha đưa ra Huế học, năm 1849 nghe tin mẹ mất nên ông về quê chịu tang và bị ốm nặng vì khóc thương mẹ nên ông bị mù hai mắt.

– Ông mở trường dạy học và bốc thuốc chữa bệnh, không chỉ vậy ông còn tham gia vào nghĩa quân để đánh giặc.

– Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng về nhân cách, nghị lực của một người thầy mực thước, tận tâm.

2. Tác phẩm:

– Năm 1858 thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam.

– Rằm tháng 11 năm 1861 những nghĩa sĩ xuất thân từ nông dân vì căm thù giặc ngoại xâm đã tập kích đồn Pháp tại Cần Giuộc và khoảng 15 nghĩa sĩ đã hi sinh.

– Tuần phủ Gia Định đã yêu cầu Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế này.

Soạn bài văn tế nghĩa sĩ cần giuộc

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Những nét cơ bản về văn tế và bố cục của bài:

– Đặc điểm thể loại văn tế:

+ Khái niệm: Là loại văn thường gắn với phong tục tang lễ.

+ Mục đích: bày tỏ lòng thương tiếc đối với đã mất.

+ Nội dung của bài văn tế thường có nội dung cơ bản đó là kể lại cuộc đời, công đức phẩm hạnh của người đã mất, đồng thời bày tỏ sự xót thương sâu sắc.

+ Hình thức: Có thể được viết bằng nhiều thể đó là văn xuôi, thơ lục bát, song thất lục bát…

+ Giọng điệu: lâm li, thống thiết, sử dụng nhiều thán từ, từ ngữ và hình ảnh có giá trị biểu cảm.

– Bố cục bài văn tế:

+ Phần 1 – Lung khởi (Từ đầu đến “…tiếng vang như mõ”): Bối cảnh của thời đại và hoàn cảnh chiến đấu, hi sinh của nghĩa quân.

+ Phần 2 – Thích thực (Tiếp cho đến”…đầu súng nổ”): Cuộc đời và sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân.

+ Phần 3 – Ai vãn (Tiếp cho đến “…ai cũng mộ”): Sự hi sinh anh dũng, cao quý của nghĩa quân.

+ Phần 4 – Kết (Còn lại): Niềm tự hào và sự thương tiếc đối với người hi sinh.

Câu 2: Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong tác phẩm:

– Nguồn gốc xuất thân:

+ Là những người nông dân nghèo, cần cù .

+ Thông qua vẻ đẹp bên ngoài bình dị, đời thường.

+ Nghệ thuật tương phản: chưa quen >< chỉ biết, vốn quen >< chưa biết.

– Lòng yêu nước của những người nông dân nghĩa sĩ:

+ Trước sự xâm lược của thực dân Pháp những người nông dân cảm thấy lo sợ – trông chờ vào triều đình – căm thù giặc – đứng lên chống lại.

+ Vẻ đẹp bên trong là lòng , tinh thần yêu nước, vì nghĩa xả thân.

– Tinh thần chiến đấu và hi sinh của người nông dân:

+ Sử dụng quân trang, trang bị rất thô sơ.

+ Sử dụng những động từ chỉ hành động mạnh mẽ, nhịp khẩn trương.

+ Xây dựng nên một tượng đài nghệ thuật về người nông dân nghĩa sĩ quên mình vì đất nước.

– Sử dụng biện pháp so sánh, đặc tả và đối ngẫu kết hợp với ngôn từ vừa trang trọng vừa đậm đà.

Câu 3: Những cảm xúc của tác giả dẫn đến tiếng khóc bi tráng:

– Nỗi xót thương đối với những người phải hi sinh khi sự nghiệp còn đang dang dở, ước nguyện chưa thành.

– Xót xa trước những gia đình mất đi người thân, người vợ mất chồng, già mất con….

– Nỗi căm hờn trước tội ác của giặc, nghẹn ngào trước những đau thương của dân tộc.

– Đó là tiếng khóc lớn, nỗi xót thương lớn mang tầm vóc lịch sử.

– Tuy nhiên ở tác phẩm này còn mang âm hưởng của sự tự hào, sự bất tử khi hi sinh vì nước.

Câu 4: Sự gợi cảm của bài văn tế do:

– Cảm xúc chân thành của tác giả.

– Giọng điệu bi tráng, thống thiết.

– Những hình ảnh đầy sống động.

III. Tổng kết:

1. Nội dung:

– Bài văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã thể hiện tình cảm xót thương và niềm tự hào của Nguyễn Đình Chiểu với những người nghĩa sĩ nông dân.

– Tác giả đã thành công xây dựng tượng đài bi tráng về hình tượng người nghĩa sĩ nông dân, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc.

2. Nghệ thuật:

– Mang sắc thái của Nam Bộ về ngôn ngữ, hành động, tính cách nhân vật.

– Sự kết hợp giữa chất trữ tình với hiện thực.

– Nghệ thuật khắc họa nhân vật.

Loan Trương

>>> XEM THÊM:

  • Soạn bài mùa lá rụng trong vườn của Ma Văn Kháng

  • Soạn bài một người hà nội của

  • Soạn bài chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Theo wikisecret.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button