Soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân | Văn mẫu

Soạn bài Người lái đò của | Văn mẫu

Hướng dẫn

Đề bài: Soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Bài làm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

– Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh tại Hà Nội trong một gia đình nhà Nho.

– Sau Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia Cách mạng và kháng chiến.

– Năm 1948 – 1958 giữ chức Tổng thư kí Hội văn nghệ Việt Nam.

– Năm 1996 được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về , nghệ thuật.

2. Tác phẩm:

a. Xuất xứ:

– Tùy bút “Người lái đò sông Đà được rút từ tập “Sông Đà”.

– Ra đời năm 1960 và được tái bản năm 1978.

b. Bố cục: 3 phần

– Phần 1 (Từ đầu đến “…gậy đánh phèn”): Sự hung bạo và dữ dội của sông Đà.

– Phần 2 (tiếp cho đến “… dòng nước sông Đà”): của trên sông và hình tượng người lái đò.

– Phần 3 (còn lại): Nét hiền hòa, trữ tình của sông Đà.

Soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà:

– Miêu tả dòng sông chi tiết, cụ thể, rất sinh động và thực tế.

– Sông Đà giống như một nhân vật có hai tính cách mâu thuẫn nhau đó là hung bạo và trữ tình.

– Nguyễn Tuân đã vận dụng nhiều tri thức của các ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau để miêu tả dòng sông và con người.

– Miêu tả từ nhiều góc độ quan sát độc đáo: từ trên máy bay, trực tiếp ngồi trên thuyền.

Câu 2: Hình ảnh con sông Đà hung bạo:

– Thể hiện ở từng chi tiết nhỏ: những cái hút nước, tiếng thác, thạch trận…

– Cảnh đá bờ sông dựng thành vách tạo nên không gian cao vút, sâu thẳm.

– Ghềnh Hát Loóng “nước xô đá, đá xô sóng…”

– Những cái hút nước xoáy tít và lôi tuột mọi thứ xuống đáy sâu.

– Sự vận dụng tối đa các giác quan để miêu tả.

=> Kết hợp với các biện pháp tu từ phác họa nên dòng sông Đà hoang dại, hùng vĩ mà dữ tợn.

Câu 3: Dòng sông Đà trữ tình, thơ mộng:

– Sử dụng những trang văn đậm chất thơ, lắng sâu.

– Sông đà đẹp như một người thiếu nữ “Tuôn dài như một áng tóc trữ tình…”

– Màu nước: thay đổi theo mùa

– Dòng sông gắn bó với con người tựa cố nhân.

– Hai bên bờ sông thì có vẻ đẹp hoang dại, bình lặng như thời tiền sử…

Câu 4: Hình tượng người lái đò sông Đà:

– Là hình ảnh về người rất bình dị mà cao cả.

– Là người rất yêu nghề, say mê và gắn bó với công việc của mình.

– Con người đẹp đẽ, khỏe khắn với một tâm hồn lạc quan, yêu đời.

– Được miêu tả giống như một người anh hùng trên sông nước: khí phách mạnh mẽ, , kiên cường.

– Bằng tài năng và trí thông mình đã vượt qua thác ghềnh, qua hết trùng vi thạch trận này đến lớp khác.

– Người lái đò giống như một nghệ sĩ tài hoa, xứng đáng được tôn vinh, ca ngợi.

Câu 5: Câu văn thể hiện bút pháp tài hoa của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng ngôn ngữ:

– “Con sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói Mèo đốt nương Xuân”

+ Sử dụng phép so sánh giữa sông Đà với một áng tóc trữ tình.

+ Sự so sánh, gợi tả độc đáo về một sông Đà trữ tình, thơ mộng.

III. Tổng kết

1. Nội dung:

– Khắc họa hình tượng dòng sông Đà với hai vẻ đẹp: hung bạo và trữ tình.

– Vẻ đẹp của hình tượng người lái đò sông Đà, người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật vượt thác.

– Thể hiện tình yêu của tác giả với thiên nhiên, với con người lao động.

2. Nghệ thuật:

– Sử dụng ngôn từ sáng tạo.

– Vận dụng kiến thức ở nhiều lĩnh vực để miêu tả dòng sông và xây dựng hình tượng về con người.

– Phép so sánh.

Loan Trương

>>> XEM THÊM:

  • Soạn bài Tự do của P. Ê-Luy-a

  • Soạn bài vợ chồng

  • Soạn bài thơ bác ơi của

Theo wikisecret.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button