Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ lớp 7 hay nhất

Nhân dân Việt Nam ta luôn tự hào vì một dân tộc tuy nhỏ bé nhưng giữ được chủ quyền, tuy sống trong lao khổ nhưng vẫn có những đấng anh hùng sả thân vì đất nước. Mà tượng thần được xây dựng vững chắc nhất trong lòng muôn dân đó chính là vị lãnh tụ vĩ đại . Trong chương trình lớp 7, các bạn sẽ được tìm hiểu về ngài chủ tịch nước, vị cha già kính yêu của dân tộc qua văn bản Đức tính giản dị của để hiểu được đức tín giản dị là một phẩm chất vô cùng cao quý của một vị lãnh tụ. Dưới đây là hướng dẫn soạn bài Đức tính giản dị của lớp 7 hay nhất do chúng tôi dày công biên soạn để các bạn tham khảo thêm nhé

SOẠN BÀI ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ LỚP 7 HAY NHẤT.

I. Tìm hiểu chung văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ

1. Tác giả:
Phạm Văn Đồng ( 1906- 2000)
Quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi.
Nhà cách mạng nổi tiếng, nhà văn hóa
2. Tác phẩm:
Viết năm 1974 trong Hồ Chủ Tịch, tinh hoa và khí phách của dân tộc.
Bố cục:

  •  Phần 1 (từ đầu đến “trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp”): Khẳng định phẩm chất cao quý, không mai một theo của Hồ chủ tịch.
  •  Phần 2 (tiêp theo đến “Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”): đức tính giản dị của Bác thể hiện trong đời sống và trong mối quan hệ với mọi người.
  •  Phần 3 (tiếp theo đến “trong thế giới ngày nay”): Đời sống giản dị của Bác hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, cao đẹp. 
  • Phần 4 (đoạn còn lại): Sự giản dị trong và bài viết của Bác, sức ảnh hưởng của phẩm chất Hồ Chí Minh tới nhân dân, dân tộc.

II Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ và đọc hiểu văn bản

Câu 1 trang 54 sgk ngữ văn 7 tập 2
Luận điểm chính: ” Điều quan trọng nhất… sống bình thường, vô cùng giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch”
Phạm Văn Đồng chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ qua các phương diện:

  •   Bữa ăn hằng ngày: vai ba món canh đơn giản, ăn không rơi vãi một hạt cơm,…
  •   Nhà ở: Nhà sàn đơn sơ…
  •  Việc làm: suốt ngày làm việc, suốt đời làm việc,…
  •   Lời nói, bài viết: Quần chúng hiểu được, nhớ được,…

Câu 2 trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2
Trình tự lập luận của bài:
Phần đầu: Sự giản dị của Bác thể hiện ở bữa ăn, căn nhà,
Phần tiếp: Đưa ra các luận cứ chứng minh nhận định:

  •    Bữa ăn giản dị, vài ba món
  •    Căn nhà gỗ đơn sơ, gần gũi thiên nhiên
  •    Công việc bận rộn nhưng Bác không muốn làm phiền đến ai
  •    Giản dị trong lời nói bài viết để nhân dân có thể nghe hiểu và nhớ được.

Câu 3 trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2
Những luận cứ từ “ của Bác” tới “Nhất, Định, Thắng, Lợi” mạch lạc, thuyết phục:

  • Dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động
  • Hệ thống luận cứ toàn diện 
  • Dẫn chứng phong phú, cụ thể, sinh động, chân thực

Câu 4 trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2
Trong đoạn trích tác giả sử dụng phép lập luận giải thích kết hợp lập luận chứng minh, khách quan để người đọc hiểu sâu sắc về Bác
⇒ Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau giúp cho tác giả làm rõ các vấn đề theo nhiều khía cạch khác nhau, mạch lạc mà chặt chẽ
Câu 5 trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2
Đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài:

  • Luận điểm ngắn gọn, chặt chẽ
  • Luận cứ xác đáng, bám sát luận điểm
  • Dẫn chứng phong phú đa dạng và chân thực

III Luyện tập bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Bài 1 trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2
Một số ví dụ về sự giản dị trong đời sống và thơ văn của Bác:
” Lối ăn ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị như thế nào, chúng ta đã từng biết. Lúc ở chiến khu, Người chung sống với anh em trong cùng một cơ quan, làm việc, , ăn ở, sinh hoạt như anh em. Có những lúc, vì gạo thiếu hay khí hậu nặng, cần ăn ít một chút, Người cũng vui vẻ chịu đựng cùng anh em.”
Bài 2 trang 55 sgk ngữ văn 7 tập 2
Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, là đấng anh tài trên vạn người, là cha của muôn dân nhưng chính con người Bác lại khiến cả thế giới nể phục vì đức tính giản dị, đời sống thanh bạch, gần gũi với con dân. 

Nguồn Internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button