Soạn Bài Đập Đá Ở Côn Lôn Lớp 8 Của Phan Châu Trinh

Đề bài: Soạn Bài Đập Đá Ở Côn Lôn Lớp 8 Của

Bài làm

1.

  • Người tù ở Côn Đảo làm việc trong một không gian khắc nghiệt, bao la rộng lớn, biển rộng non cao: Côn Đảo
  • Điều kiện làm việc: hết sức khó khăn, chỉ có những dụng cụ thô sơ như búa, có khi phải dùng tay.
  • Tính chất công việc vô cùng nặng nhọc và nguy hiểm

2.

– Bốn câu thơ đầu có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực và nghĩa tượng trưng

  • Nghĩa tả thực: Công việc đập đá khổ cực, gian khó, đó là cách thực dân Pháp đày ải, hành hạ người tù cách mạng
  • Nghĩa tượng trưng: Đá tượng trưng cho những khó khăn, ngáng trở mà phải khắc phục. nó cũng tượng trưng cho lũ bè giặc ngoại xâm đang hoành hành trên đất nước ta. Dù hoàn cảnh có khó khăn, thiếu thốn như thế nào thì Phan Châu Trinh và các chiến sĩ cách mạng cũng sẽ sẵn sàng đập tan bè lũ đó với tư thế hiên ngang, bất khuất.

– Giá trị nghệ thuật của bốn câu thơ đầu:

  • Thủ pháp khoa trương, phóng đại:

~ Về tư thế: hiên ngang “đứng giữa” trời đất Côn Lôn.

~ Về : quả quyết, mạnh mẽ “xách búa”, “đánh tan”, “ra tay”, “đập bể”.

~ Về : ghê gớm “làm cho lở núi non”.

  • Sử dụng các động từ mạnh: xách, đánh, ra, đập…
  • Nhịp thơ nhanh, gấp gáp.
  • Giọng thơ: ngang tàng, xem thường mọi khó khăn thử thách.

– Khẩu khí của tác giả: ngang tàng, ngạo nghễ của con người dám coi thường mọi thử thách gian nan.

3.

Bốn câu thơ cuối trực tiếp bộc lộ cảm xúc và của tác giả. Đây cũng là khẩu khí ngang tàng của người anh hùng không chịu khuất phục hoàn cảnh, luôn giữ vững và ý chí chiến đấu sắt son.

Cách thức biểu hiện cảm xúc: Để làm nổi bật chí lớn, gan to của người anh hùng, tác giả đã tạo tư thế thương quan đối lập. Cặp 5-6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan (tháng ngày, mưa nắng: chỉ những gian khổ phải chịu đựng không phải một sớm, một chiều mà dài dằng dặc qua nhiều năm tháng) với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ (thân sành sỏi) và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng (càng bền dạ sắt son). Ở cặp câu 7 -8 là sự đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỷ XX, một công việc mà khônng phải ai cũng tin sức người có thể làm được( giống như công việc đội đá vá trời của bà Nữ Oa) với những thử thách phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu, được xem như “việc con con”.

Mạch thơ khoa trương dường như kết đọng lại ở hai câu kết. Nhà thơ ngầm ví việc mưu đồ sự nghiệp cứu nước cũng giống như việc Nữ Oa tạo lập vũ trụ, không phải ai cũng tin sức người có thẻ làm được. và việc mình lỡ bước phải vào tù, đi làm lao dịch khổ sai cũng là việc con con, bé xíu, có đáng kể gì. (thực ra thì bản án mà pct phải chịu và hoàn cảnh khắc nghiệt mà ông phải đang phải chịu đựng đâu phải là việc con con, có điều, đặt bên cái chí lớn, gan to ấy thì quả nó chẳng có gì đáng kể)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button