Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu | Văn mẫu

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu | Văn mẫu

Hướng dẫn

Đề bài: Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

Bài làm

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả:

– Nguyễn Minh Châu (1930 – 1890) quê ở Nghệ An.

– Năm 1950 ông gia nhập quân đội sau này ông chuyển sang tạp chí Văn nghệ quân đội.

– Năm 2000 ông nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

– Các tác phẩm chính: tiểu thuyết Cửa sông (1967), Dấu chân người lính (1972), các tập truyện ngắn: Bến quê, Người đàn trên chuyến tàu tốc hành…

2. Tác phẩm:

a. Xuất xứ:

– Truyện được sáng tác vào năm 1983 in trong tập truyện ngắn Bến quê (1895).

– Sau đó được tác giả lấy tên chung cho tập truyện ngắn in năm 1987.

b. Bố cục: 2 phần

– Phần 1 (Từ đầu đến “…đã biến mất”): Hai phát hiện của nhiếp ảnh Phùng.

– Phần 2 (Còn lại): Câu chuyện của người đàn bà làng chài.

Soạn bài Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1: Phát hiện thứ nhất của nhiếp ảnh Phùng:

– Hoàn cảnh: vì để có tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo lệnh của cấp trên, Phùng đã đến vùng biển, là chiến trường cũ của anh.

– Phát hiện vẻ đẹp của vùng biển khi sương mờ, đẹp giống như bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ:

+ Mũi thuyền in một nét mơ hồ vào màn sương mù trắng sữa pha chút ánh hồng do mặt trời chiếu vào.

+ Vài bóng người trên chiếc thuyền.

+ Sự hài hòa giữa đường nét và màu sắc.

– Đây là một cảnh đắt giá trời ban, Phùng cảm thấy như chạm tay đến cái Chân – Thiện – Mĩ của cuộc đời.

Câu 2: Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ:

– Chứng kiến cảnh người đàn ông đánh người vợ dã man.

– Sự đối lập giữa cảnh đẹp của mặt biển sương mờ với cảnh gia đình thuyền chài:

+ Người đàn bà với vẻ bề ngoài thô kệch, xấu xí.

+ Người đàn ông thì dữ dằn, ác độc, đánh đập vợ con như để giải tỏa uất ức, đau khổ.

– Thái độ của Phùng: Chết lặng như không tin vào những gì diễn ra trước mắt mình, vứt cái máy ảnh và nhào tới.

– Đằng sau cái đẹp toàn bích, Phùng đau xót, cay đắng nhận ra bi kịch và sự ngang trái của cuộc đời.

Câu 3: Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện:

– Là câu chuyện về sự thật cuộc đời, khiến cho người ngoài cuộc hiểu được nguyên nhân của bi kịch cũng như sự “nghịch lí”.

– Chị vẫn nhất quyết gắn bó với người chồng vũ phu đó bởi vì:

+ Nhận thức được một mình chị với đám con nếu không có người đàn ông thì không thể trèo chống được.

+ Mặc dù trong đau khổ triền miên nhưng chị vẫn có những điều hạnh phúc dù là nhỏ nhoi mà chị cảm nhận được.

+ Thấu hiểu nỗi khổ và sự bế tắc của người chồng.

– Có thể thấy đây là một người phụ nữ giàu tình thương, đức hi sinh và giàu lòng vị tha, một người phụ nữ nhìn đời sâu sắc.

Câu 4: Cảm nghĩ về các nhân vật:

a. Người đàn bà làng chài:

– Trạc 40 tuổi, ngoại hình thô kệch, mặt rỗ, mệt mỏi.

– Là một người cam chịu, nhẫn nhục chịu đựng.

– Yêu thương gia đình, thấu hiểu nỗi khổ của người chồng và chấp nhận nỗi đau thể xác.

– Lấy hạnh phúc của các con để làm hạnh phúc cho mình.

b. Người đàn ông vũ phu:

– Vốn là một người hiền lành nhưng nóng nảy, cục tính.

– Ngoại hình thô kệch với tấm lưng rộng, tóc tổ quạ…

– Vì cái nghèo mà đánh đập vợ con.

– Vừa là nạn nhân của cái nghèo, cái khổ nhưng đồng thời là thủ phạm gây ra nỗi đau khổ cho người khác.

c. Chị em thằng Phác:

– Rất thương mẹ và căm thù người cha.

– Là những đứa trẻ bất hạnh khi luôn phải chứng kiến cảnh bạo hành.

d. Nhân vật Phùng:

– Là nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, yêu cái đẹp.

– Căm ghét sự áp bức, bất công.

– Là một người hướng thiện, đòi sự công bằng, biết thấu cảm những buồn vui, cay đắng ở đời.

Câu 5: Cách xây dựng cốt truyện:

– Xây dựng tình huống mang ý nghĩa khám phá và phát hiện về đời sống.

– Tình huống truyện được đẩy lên cao trào và xoáy sâu để phát hiện tính cách, bản chất thật của con người cũng như của cuộc đời.

Câu 6: Ngôn ngữ kể chuyện:

– Ngôn ngữ phong phú và đa dạng: ngôn ngữ người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật.

– Ngôn ngữ người kể chuyện là sự hóa thân của tác giả, tạo nên điểm nhìn trần thuật độc đáo, manh tính phát hiện.

– Ngôn ngữ nhân vật phù hợp với tính cách của từng người.

III. Tổng kết

Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa đã cho chúng ta thấy được vẻ đẹp của thiên nhiên nhưng đằng sau đó lại có một nghịch lí của cuộc đời. Tác phẩm mang đến bài học đắt giá về cách nhìn nhận cuộc sống và con người.

Loan Trương

>>> XEM THÊM:

  • Soạn bài Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

  • Soạn bài Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành

  • Soạn bài Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân

Theo wikisecret.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button