Soạn Bài Câu Rút Gọn Lớp 7 Tập 2

nhaboatre img - Soạn Bài Câu Rút Gọn Lớp 7 Tập 2

Đề bài: Soạn Bài Câu Rút Gọn Lớp 7 Tập 2

Bài làm

I. Thế nào là rút gọn câu?

Câu 1:

– Câu a: vắng chủ ngữ

– Câu b: có chủ ngữ (chúng ta)

Câu 2: Những từ có thể làm chủ ngữ: Chúng ta, người Việt Nam,…

Câu 3: Chủ ngữ trong câu a được lược bỏ vì đây là một câu tục ngữ đưa ra một lời khuyên cho mọi người hoặc nêu một nhận xét chung về đặc điểm của người Việt Nam ta.

Câu 4:

– Câu a: vị ngữ được lược bỏ (đuổi theo nó)

– Câu b: lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ (mình đi Hà Nội)

II. Cách sử dụng câu rút gọn

Câu 1: Câu in đậm thiếu thành phần chủ ngữ. Không nên rút gọn như vậy làm cho các câu khó hiểu. Văn cảnh không cho phép khôi phục chủ ngữ một cách dễ dàng.

Câu 2: Cần thêm từ hoặc mẹ ạ,…

III. Luyện tập

Câu 1:

– Các câu b, c là những câu được rút gọn

– Thành phần bị rút gọn: Chủ ngữ

– Đây là hai câu tục ngữ, nêu một quy tắc ứng xử chung cho mọi người nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu trở nên gọn hơn.

Câu 2:

a. Rút gọn chủ ngữ

+ Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

+ Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

– Khôi phục:

Người bước tới và dừng chân đứng lại là Bà Huyện Thanh Quan, là tác giả của bài thơ, và căn cứ vào câu cuối cách xưng hô ta với ta, nên chủ ngữ của hai câu rút gọn là ta:

+ Ta bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,

+ Ta dừng chân đứng lại, trời, non, nước

b. Rút gọn chủ ngữ

+ Đồn rằng quan tướng có danh,

+ Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

+ Ban khen rằng: “Ấy mới tài”,

+ Ban cho cái áo với hai đồng tiền.

+ Đánh giặc thì chạy trước tiên,

+ Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

+ Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

– Khôi phục:

+ Người ta đồn rằng quan tướng có danh,

+ Hắn cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai.

+ Vua ban khen rằng: “Ấy mới tài”,

+ Và ban cho cái áo với hai đồng tiền.

+ Quan tướng đánh giặc thì chạy trước tiên,

+ Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra (!)

+ Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân!

Trong thơ, ca dao thường có những câu rút gọn như vậy bởi thơ, ca dao chuộng lối diễn đạt súc tích, vả lại số chữ trong mỗi dòng rất hạn chế.

Câu 3: Cậu bé và người khách trong câu chuyện hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé, khi trả lời người khách, đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa.

Mất rồi. (Ý cậu bé: Tờ giấy mất rồi; người khách hiểu: Bố cậu bé mất rồi.)

Thưa… tối hôm qua. (Ý cậu bé: Tời giấy mất tối hôm qua; người khách hiểu: Bố cậu bé mất tối hôm qua.)

Cháy ạ. (Ý cậu bé: Tờ giấy mất vì cháy; người khách hiểu: Bố cậu bé mất vì cháy.)

Qua truyện này cần rút ra được bài học: Phải cẩn thận khi dùng câu rút gọn, vì dùng câu rút gọn không đúng có thể gây hiểu nhầm.

Câu 4: Trong câu chuyện, việc dùng các câu rút gọn của anh chàng phàm ăn đều có tác dụng gây cười và phê phán, vì rút gọn đến mức không hiểu được và rất thô lỗ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button