Soạn bài bài ca phong cảnh hương sơn của chu mạnh trinh | Văn mẫu
Soạn bài bài ca phong cảnh hương sơn của chu mạnh trinh | Văn mẫu
Hướng dẫn
Đề bài: Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh
Bài làm
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:
– Chu Mạnh Trinh (1862 – 1905) quê ở phủ Khoái Châu, nay thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.
– Ông không chỉ là người giỏi sáng tác thơ mà còn là một nhà kiến trúc sư nổi tiếng.
2. Tác phẩm:
– Bài thơ được viết trong dịp ông đứng trông coi việc trùng tu, tôn tạo quần thể danh thắng Hương Sơn.
– Bố cục: 3 phần
+ Phần 1 (4 câu thơ đầu). Giới thiệu chung về phong cảnh Hương Sơn.
+ Phần 2 (10 câu thơ tiếp theo): Khắc họa vẻ đẹp của Hương Sơn.
+ Phần 3 (Còn lại): Cảm xúc, tình cảm của nhà thơ với Hương Sơn.
Soạn bài Bài ca phong cảnh Hương Sơn
II. Đọc – hiểu văn bản
Câu 1: Phần mở đầu của bài thơ là bầu trời cảnh Bụt:
– Ý nghĩa của phần mở đầu:
+ Thể hiện cái nhìn bao quát của tác giả về cảnh vật của Chùa Hương.
+ Sự so sánh vẻ đẹp ấy sánh ngang với cảnh đẹp chốn tiên giới.
+ Đây là nơi có sự bình an, thanh tĩnh như đối với Bụt, Phật..
+ Dưới cái nhìn bao quát của tác giả cùng với cách khắc họa khiến người đọc hình dung được không gian rộng lớn mênh mông của chốn tiên cảnh.
– Giọng thơ của phần này rất nhẹ nhàng, khoan thai.
– Gợi lên một tâm hồn tĩnh lặng giữa chốn tâm linh nhưng vẫn mang sự tỉnh táo để cảm nhận rõ ràng hơn vẻ đẹp ấy.
– Cảnh vật mang màu sắc tôn giáo với sự ngưỡng mộ, tín ngưỡng và tình yêu thiên nhiên của tác giả.
Câu 2: Cảm xúc của khách vãn cảnh chùa khi nghe tiếng chuông chùa:
– Cảm nhận về một nơi thanh tịnh, bình an và là không gian yên tĩnh để mọi người có thể thoát khỏi cõi trần tục, tìm về nơi ấm của sự bình an, không có sóng gió.
– Tiếng chuông chùa được khắc họa qua tiếng “chày kinh”.
– Giữa không gian yên tĩnh thì tiếng chuông khiến cho những vị khách giật mình, làm con người tỉnh ngộ vì vẻ đẹp như chốn tiên cảnh khiến họ như chìm đắm và hòa vào thế giới đó.
Câu 3: Nghệ thuật tả cảnh của tác giả:
– Cảnh vật được miêu tả sinh động cả về hình khối lẫn âm thanh.
– Được tác giả cảm nhận bằng cả thị giác và thính giác.
– Nghệ thuật tả cảnh giàu sự tưởng tượng về cảnh vật, không gian.
– Điểm nhấn giữa khung cảnh rộng rãi, thoáng đãng và yên tĩnh đó chính là tiếng chuông chùa khiến cho mọi người được thức tỉnh.
– Tả không gian:
+ Từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần.
+ Không gian với nhiều tầng.
– Tả âm thanh của tiếng chim, tiếng chày kinh, để làm nổi bật vẻ yên tĩnh của cảnh vật.
– Tả màu sắc:
+ Màu của đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
+ Màu trong hang lồng bóng nguyệt.
+ Mây phủ trên con đường lên Hương Sơn => Giống thang mây.
III. Tổng kết:
1. Nội dung:
– Khắc họa vẻ đẹp của phong cảnh Hương Sơn, một cảnh đẹp làm rung động lòng người.
– Niềm tự hào của tác giả với vẻ đẹp của quê hương, đất nước.
2. Nghệ thuật:
– Sử ngôn ngữ giàu hình ảnh.
– Giọng điệu nhẹ nhàng, tự do và phóng khoáng
– Sử dụng các thủ pháp nghệ thuật: nhân hóa, từ láy, phép đảo ngữ.
Loan Trương
>>> XEM THÊM:
Theo wikisecret.com