Phân tích yếu tố gây cười trong truyện Tam đại con gà để thấy được ý nghĩa trào phúng của câu chuyện này

Dưới đây là bài phân tích tình huống gây cười trong truyện tam đại con gà mới nhất được tổng hợp từ các học sinh chuyên văn hy vọng sẽ mang lại cho các bạn những kiến thức thật tốt với wikisecret.

Video tiếng cười trong truyện tam đại con gà có ý nghĩa gì

Phân tích yếu tố gây cười trong truyện Tam đại con gà để thấy được ý nghĩa trào phúng của câu chuyện này

Hướng dẫn

Tam đại con gà là câu chuyện cười hài hước phê phán những người thầy đồ thiếu hiểu biết nhưng vẫn mang sự ngu dốt đi dạy học trò. Anh chị hãy phân tích yếu tố gây cười trong truyện Tam đại con gà để thấy được ý nghĩa trào phúng của nó.

I. Dàn ý chi tiết cho đề phân tích yếu tố gây cười trong truyện Tam đại con gà

1. Mở bài

Giới thiệu tác phẩm: Tam đại con gà là câu chuyện dân gian vô cùng nổi tiếng mà bất kì người nào yêu thích thể loại trào phúng đem lại tiếng cười đều biết, câu chuyện được tác giả xây dựng dưới góc nhìn sâu sắc, chân thực về cuộc sống tại thời điểm bấy giờ

2. Thân bài

-Phân tích nội dung truyện

  • Hình ảnh người thầy: Mâu thuẫn tạo nên tiếng cười
  • Dốt nát, kiến thức nông cạn
  • Thích khoe khoang, thể hiện kiến thức của mình
  • Liều lĩnh dạy những đứa trẻ

-Tình huống gây cười lần thứ nhất: Người thầy gặp chữ “Kê” nhưng không biết là chữ gì

  • Không nhận được mặt chữ, bị học trò hỏi dồn dập, cho học trò đọc bừa
  • Sợ sai, cho học trò đọc khẽ

-Tình huống gây cười lần thứ hai: Tìm đến thổ công

  • Không tìm đến sách vở, người có học mà tìm đến thổ công
  • Đắc ý khi nhận được sự đồng tình, cho học trò đọc to

-Tình huống gây cười lần thứ ba: Bị chủ chất vấn

  • Giải thích vòng vo, chống chế vô căn cứ

-Ý nghĩa và nghệ thuật

  • Tiếng cười phê phán, giáo dục
  • Nghệ thuật để nhân vật tự bộc lộ, người đọc tự nhận ra

3.Kết bài

Cảm nghĩ về câu chuyện: Câu chuyện xoay quanh một nhân vật người thầy dốt, thích giấu dốt và sĩ diện vô cùng, chỉ hình ảnh một người thầy đã đưa người đọc đi từ tiếng cười này đến những tiếng cười khác. Câu chuyện cũng là bài học quý giá đối với mỗi chúng ta để có cái nhìn sâu sắc hơn nữa về những thói hư tật xấu tồn tại trong mỗi con người.

II. Bài tham khảo tiếng cười trong truyện tam đại con gà có ý nghĩa gì?

Tam đại con gà là câu chuyện dân gian vô cùng nổi tiếng mà bất kì người nào yêu thích thể loại trào phúng đem lại tiếng cười đều biết, câu chuyện được tác giả xây dựng dưới góc nhìn sâu sắc, chân thực về cuộc sống tại thời điểm bấy giờ, một mặt tập trung vào lột tả những chuyện ngược đời, những thói xấu trong xã hội, mặt khác là từ những vấn đề đó đẩy câu chuyện lên cao trào gây tiếng cười hả hê và đưa người đọc tới chân lí đúng đắn của cuộc sống

Câu chuyện trở nên vô cùng hấp dẫn khi những mâu thuẫn trong nội dung cốt truyện tạo nên tiếng cười. Một người thầy dốt nát, kiến thức nông cạn nhưng luôn luôn muốn mọi người công nhận mình là tài năng, có học thức sâu rộng, và chính người thầy đó đã dùng vẻ bên ngoài của mình để che giấu đi sự tối tăm mù mịt ở bên trong con người, một người học hành không ra gì nhưng dám liều lĩnh đừng ra dạy dỗ bọn trẻ, dám tự tay mình vun đắp những mầm sống tương lai của đất nước mà không hay biết rằng mình đang tự hại chúng.

Và sự hào nhoáng bên ngoài của người thầy đã nhận được sự đồng ý cho thầy dạy dỗ lũ trẻ của chủ nhà, sự hiểu lầm rằng người thầy này văn hay chữ tốt đã vô tình làm bàn đạp cho những tình huống gây cười tiếp theo của câu chuyện. Mọi thứ bắt đầu diễn ra khi trong giờ dạy học người thầy gặp chữ “Kê” những lại phân vân không biết là chữ gì vì không nhận ra mặt chữ, lại bị chính những người học trò nhỏ bé của mình hỏi dồn dập, không muốn mất mặt trước những đứa nhỏ. Nếu trả lời rằng thầy không biết sẽ bị lũ nhỏ cười nhạo và cho rằng mình dốt nát nên người thầy đã liều lĩnh mà trả lời “dủ dỉ là còn dù dì”, mà đâu biết rằng trong từ điển hán tự đâu có từ nào là từ dù dì, và trong số trăm nghìn loài đâu có loài nào mang tên là con dủ dỉ đâu, đến đây người đọc đã tự rõ được sự ngu dốt đến mức độ tột cùng của người thầy mà phá lên cười, một con người đã học đâu vào đâu lại còn thiếu hiểu biết thực tế.

Đã vậy vì không chắc chắn với những gì mà mình đã dạy nên không dám để học trò đọc to, sợ rằng nếu thấy nói sai người khác nghe được lại cười chê nên thầy đã bảo học trò đọc rất khẽ, tới đây người đọc đã cười lại càng cười thêm bởi sự giấu dốt thận trọng, thận trọng che đi cái dốt của mình, đáng chê trách vô cùng đối với một người thầy như thế, một người thầy giấu dốt một cách hài hước. Rồi sự ngu dốt của thầy không dừng ở đó, sợ rằng mình dạy học trò sai, người thầy tìm tòi, lục lại kiến thức, nhưng nực cười thay người thầy không tìm đến sách vở, không tìm đến bất cứ nguồn tài liệu nào, hay những người có nhận thức cao, có hiểu biết rộng mà người thầy ở đây tìm đến thần linh, tìm đến thế lực thần thánh nhờ giúp đỡ và rồi cái dốt dạy cái dốt sẽ trở thành cái dốt hơn, thầy dốt, thổ công cũng dốt theo đã làm tình huống truyện thêm phong phú hơn bao giờ hết.

Nhờ thổ công mà thầy có niềm tin và những gì mình đã dạy nên vô cùng đắc ý, kêu lũ trẻ đọc bài thật to, vừa sợ thầy vừa nhỏ tuổi nên những đứa trẻ ra sức gân cổ lên đọc, cái dốt ở đây không chỉ dừng ở hình ảnh mà đã được biến tấu thành âm thanh, và chính âm thanh đó đã đưa người thầy vào một tình huống éo le tiếp theo, một khung cảnh đối diện với người chủ nhà hiện lên. Chủ nhà nghe thầy dạy con khác lạ nên đã chất vấn người thầy, lúc này người thầy rơi vào tình huống tiến thoái lưỡng nan nhưng không muốn để mọi người biết là mình ngu dốt, không hiểu gì nên đã giải thích một cách vòng vo, chống chế bằng những câu từ vô căn cứ.

Với ý nghĩa sâu xa ở trong câu truyện, tiếng cười của truyện mang một ý nghĩa phê phán, giáo dục. Phê phán những con người đã dốt còn giấu dốt, không chịu vươn mình ra để học tập những điều vốn quý ở bên ngoài mà co bản thân mình vào với vỏ bọc tù túng của bản thân, giáo dục những con người thích khoe khoang, sĩ diện với thiên hạ, giáo dục con người dốt không phải là điều đáng xấu hổ, mà điều đáng xấu hổ ở đây là giấu đi cái dốt của bản thân mình. Với nghệ thuật đặc sắc tác giả đã tạo nên tiếng cười đậm chất dân gian, tiếng cười hóm hỉnh mà đầy tính nhân văn.

Câu chuyện xoay quanh một nhân vật người thầy dốt, thích giấu dốt và sĩ diện vô cùng, chỉ hình ảnh một người thầy đã đưa người đọc đi từ tiếng cười này đến những tiếng cười khác. Câu chuyện cũng là bài học quý giá đối với mỗi chúng ta để có cái nhìn sâu sắc hơn nữa về những thói hư tật xấu tồn tại trong mỗi con người.

Theo wikisecret.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button