Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể hiện thông qua bài thơ Cảnh ngày hè

Dưới đây là bài làm dàn ý vẻ đẹp tâm hồn trong cảnh ngày hè mới nhất được tổng hợp với wikisecret cho các bạn tham khảo hãy theo dõi ngay bên dưới nhé

Video phân tích vẻ đẹp tâm hồn của nguyễn trãi qua bài thơ cảnh ngày hè

Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể hiện thông qua bài thơ Cảnh ngày hè

Hướng dẫn

Đề bài: Có ý kiến cho rằng “Cảnh ngày hè” là bức tranh thiên nhiên ngày hè tuyệt đẹp, đồng thời cũng là bức tranh tâm trạng đầy sinh động của tác giả Nguyễn Trãi. Anh chị có đồng ý với nhận định trên không? Hãy phân tích vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi được thể hiện thông qua bài thơ Cảnh ngày hè.

I. Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

Giới thiệu về tác phẩm: bài thơ Cảnh ngày hè, bài thơ không chỉ đơn thuần là bức tranh ngày hè tươi đẹp mà còn là tấm họa về tâm hồn sáng trong cùng tấm lòng vì dân vì nước của Nguyễn Trãi.

2. Thân bài

– Mở đầu bài thơ, mở ra trước mắt người đọc là khung cảnh ngày hè đầy rực rỡ, tươi đẹp, cùng với đó là tư thế an nhiên, tự do của tác giả khi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

– Tư thế “rồi” gợi ra sự tự do, bình thản trong tâm hồn khi tác giả đã từ bỏ chốn quan trường nhiều thị phi về làm bạn với thiên nhiên, cây cỏ.

– Nguyễn Trãi đã dựng lên bức tranh ngày hè đầy rực rỡ với cả màu sắc và mùi hương cụ thể.

– Tác giả còn thể hiện sức sống mạnh mẽ, căng tràn trong mỗi sự vật ấy.

–> bức tranh tĩnh nhưng trong chính cái tĩnh đó lại ấp ủ cái động của sự sống, hay đó lại là cái động trong cảm xúc của nhà thơ khi đắm mình trong hương sắc của ngày hè.

– Khung cảnh chợ cá lao xao “làng ngư phủ” không chỉ gợi ra nhịp sống tấp nập, khung cảnh bình yên của cuộc sống mà còn thể hiện tình yêu của tác giả đối với cuộc sống và con người.

– Ngu cầm là điển cố trong văn học Trung Hoa, cây đàn này gắn liền với sự tích về vua Ngu Thuấn.

– Mượn điển cố về vua Ngu Thuấn, tác giả NGuyễn Trãi muốn thể hiện được ước nguyện về một cuộc sống yên bình, no đủ cho người dân.

3. Kết bài

Như vậy, dù đã về ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi vẫn một lòng hướng về dân về nước, tinh thần nhập thế đáng quý ở ông thật đẹp, thật đáng trân trọng. Đó là tấm lòng của người hiền tài hết lòng vì dân vì nước.

II. Bài tham khảo

Nguyễn Trãi là nhà quân sự tài ba, là văn hóa lớn của dân tộc Việt Nam, trong suốt sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã có những cống hiến to lớn cho nền văn học Việt Nam với nhiều tác phẩm có giá trị. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến bài thơ Cảnh ngày hè, bài thơ không chỉ đơn thuần là bức tranh ngày hè tươi đẹp mà còn là tấm họa về tâm hồn sáng trong cùng tấm lòng vì dân vì nước của Nguyễn Trãi.

Mở đầu bài thơ, mở ra trước mắt người đọc là khung cảnh ngày hè đầy rực rỡ, tươi đẹp, cùng với đó là tư thế an nhiên, tự do của tác giả khi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn:

“Rồi hóng mát thửa ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Tư thế “rồi” gợi ra sự tự do, bình thản trong tâm hồn khi tác giả đã từ bỏ chốn quan trường nhiều thị phi về làm bạn với thiên nhiên, cây cỏ. Cũng trong thời gian này tác giả có điều kiện hòa mình vào thiên nhiên, đắm chìm trong không gian yên bình ấy để cảm nhận được những vẻ đẹp bình dị mà chốn quan trường chẳng thể nào có được.

Bằng những cảm nhận đầy tinh tế, tác giả Nguyễn Trãi đã dựng lên bức tranh ngày hè đầy rực rỡ với cả màu sắc và mùi hương cụ thể. Đó là màu xanh của cây hòe, sắc đỏ rực rỡ của thạch lựu hay hương thơm thoang thoảng của hồng liên trì. Lựa chọn những hình ảnh đặc trưng của ngày hè: hòe, lựu, thạch liên…tác giả NGuyễn Trãi đã mang đến bức tranh thiên nhiên ngày hè thật sống động, chân thực.

Không chỉ đơn thuần miêu tả về hình ảnh, cái hiện hữu mà tác giả còn thể hiện sức sống mạnh mẽ, căng tràn trong mỗi sự vật ấy. Sử dụng hàng loạt những động từ đầy tính gợi hình “đùn đùn”, “phun”, “tiễn”, tác giả Nguyễn Trãi đã mang đến bức tranh đầy sống động, bức tranh tĩnh nhưng trong chính cái tĩnh đó lại ấp ủ cái động của sự sống, hay đó lại là cái động trong cảm xúc của nhà thơ khi đắm mình trong hương sắc của ngày hè.

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Nếu bốn câu thơ đầu tác giả dựng lên bức tranh ngày hè tươi đẹp thì hai câu thơ tiếp theo tác giả lại hướng ngòi bút đến cuộc sống của người lao động. Khung cảnh chợ cá lao xao “làng ngư phủ” không chỉ gợi ra nhịp sống tấp nập, khung cảnh bình yên của cuộc sống mà còn thể hiện tình yêu của tác giả đối với cuộc sống và con người. Tình cảm này được thể hiện đậm nét hơn nữa trong hai câu thơ cuối của bài:

“Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Ngu cầm là điển cố trong văn học Trung Hoa, cây đàn này gắn liền với sự tích về vua Ngu Thuấn. Mượn điển cố về vua Ngu Thuấn, tác giả NGuyễn Trãi muốn thể hiện được ước nguyện về một cuộc sống yên bình, no đủ cho người dân. Khát vọng chân thành thể hiện tấm lòng cao cả, bao la của Nguyễn Trãi.

Như vậy, dù đã về ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi vẫn một lòng hướng về dân về nước, tinh thần nhập thế đáng quý ở ông thật đẹp, thật đáng trân trọng. Đó là tấm lòng của người hiền tài hết lòng vì dân vì nước.

Theo wikisecret.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button