Phân tích tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc | Văn mẫu

Hướng dẫn

(Văn mẫu lớp 12) – Em hãy phân tích phân tích tác phẩm Vi hành của Nguyễn Ái Quốc

(Bài văn phân tích của bạn Đào Hồng Hạnh lớp 11A2 trường THPT chuyên Thái Bình).

BÀI LÀM

Nói đến nghệ thuật trào phúng chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay tới dân gian hay các tác phẩm của , Trần , … Tuy nhiên, sẽ thật thiếu sót nếu bạn liệt kê thiếu Nguyễn Ái Quốc. Với tác phẩm “Vi hành”, Nguyễn Ái Quốc đã thể hiện nhiều nội dung tư tưởng sâu sắc thông qua bút pháp nghệ thuật và thể trào phúng.

Hồ Chí Minh không chỉ là nhà thơ cách mạng, nhà chính trị kiệt xuất, lãnh tụ vĩ đại mà còn là cây bút trào phúng xuất sắc của Việt Nam. Tác phẩm “Vi hành” là sản phẩm của tư tưởng đấu tranh trên mặt trận chính trị của Hồ Chí Minh chủ trương.

Năm 1922, vua Khải Định đi dự đấu xảo thuộc địa ở Pháp, Hồ Chí Minh nhân dịp đó đã viết hàng loạt các tác phẩm châm biếm vua bù nhìn Khải Định. “Vi hành” (1923) được Hồ Chí Minh sáng tác trong đó dưới bút danh Nguyễn Ái Quốc. Do vậy, tác phẩm lấy nhân vật Khải Định làm trung tâm.

Trước hết, Nguyễn Ái Quốc đã xây dựng nhân vật Khải Định rất độc đáo, thú vị. Nhân vật xuất hiện thông qua những chi tiết khơi gợi tò mò của độc giả:

“Hắn đấy!”

“Đâu phải!”

“Đúng mà! Anh đã bảo là chính hắn đấy!”.

Nhân vật “hắn” được làm sáng tỏ hơn trong các chi tiết “nhầm lẫn” đầy sáng tạo của tác giả. Qua cái nhìn thứ nhất của đôi bạn trẻ, hắn có “cái mũi tẹt”, “đôi mắt xếch”, “cái mặt bủng như vỏ chanh”, dáng điệu “nhút nhát, lúng ta lúng túng”, “ngón tay đeo đầy nhẫn”… Nếu không có những câu tiếp theo về vua Khải Định, ta còn tưởng “hắn” là tên hề trong rạp xiếc. Tuy Nguyễn Ái Quốc không trực tiếp đặt bộ mặt nhân vật lên trang giấy để mà mô tả nhưng thông qua cái nhìn từ người ngoài cuộc, chân dung nhân vật vẫn được lột tả rõ nét. Chân dung “đức hoàng thượng” qua lời kể của nhân vật “tôi” càng đậm hơn. Khải Định đang trong thời gian “vi hành”, đôi bạn trẻ đúng lúc ngẫu nhiên gặp nhân vật “tôi” trên chuyến xe và dẫn tới tình huống “nhầm lẫn”. Sự nhầm lẫn này giúp cho của nhân vật “tôi” được mở ra. Nhân vật tôi suy đoán ra nhiều điều “ngài muốn biết dân Pháp, dưới quyền tự trị của bạn ngài….”, “ngài muốn học sử dụng cái liềm của nhà nông…”, “giờ ngài lại muốn nếm thử cuộc đời của các cậu công tử….”. Mỗi suy đoán tựa mũi dao nhọn xoáy sâu chế giễu, mỉa mai, lột tả chân dung ông vua “con” bất tài, bán nước. Mặt khác, các chi tiết này cũng cho thấy chân dung nhân vật “tôi” không được khắc họa mà vẫn thật sinh động.

Tác phẩm có rất nhiều đặc sắc nghệ thuật đáng bàn luận. Việc xây dựng chân dung nhân vật theo phép “lạ hóa” của người phương Tây đã lột tả sắc nét tính biếm họa ở nhân vật. Ngôn ngữ trào phúng cũng có giọng điệu riêng. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật “họa vân hiển nguyệt” để tô đậm hơn vua Khải Định. Viết dưới dạng bức thư, tác phẩm rất dễ để Hồ Chí Minh xoay chuyển ý. Kết cấu truyện dường như đã đánh trúng thị hiếu của người Pháp. Tác phẩm viết bằng tiếng Pháp ngay trên đất Pháp đã góp thêm sự phù hợp tới hoàn hảo về thời điểm và vị trí.

Tóm lại, thông qua “Vi hành”, Nguyễn Ái Quốc muốn tế nhị so sánh gương mặt “đại diện” Khải Định với bộ mặt xã hội đương thời. Tác giả vạch mặt Khải Định để phơi bày bộ mặt xã hội và góp thêm tiếng cười trào phúng đầy chế giễu mà sâu cay. Tấm lòng yêu nước, tài năng văn học và trí tuệ tinh tường của Hồ Chí Minh được thể hiện đầy đủ qua tác phẩm này.

>>> XEM THÊM:

  • bình giảng bài thơ sóng của xuân quỳnh

  • phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ tứ

  • phân tích bài thơ đất nước của nguyễn khoa điềm

Theo wikisecret.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button