Phân tích nhân vật Giôn xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen ri
Dưới đây là bài phân tích nhân vật giôn xi trong chiếc lá cuối cùng để biết thêm những số phận nghèo khó trong cuộc sống đang hằng ngày vật lộn với bệnh tật. Hãy cùng wikisecret tham khảo nhé
Video phân tích nhân vật giôn xi trong chiếc lá cuối cùng
Đề bài: Phân tích nhân vật Giôn xi trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen ri
Dàn ý phân tích nhân vật giôn xi trong chiếc lá cuối cùng
1. Mở bài
– Giới thiệu tác giả O Hen-ri và tác phẩm Chiếc lá cuối cùng.
– Giới thiệu nhân vật Giôn-xi.
2. Thân bài
a. Tóm tắt câu chuyện:
b. Phân tích nhân vật Giôn-xi:
– Là một cô gái tội nghiệp, bệnh nặng và nghèo khó đã bào mòn hết sự kiên trì níu giữ cuộc sống bên trong tâm hồn cô.
– Giôn-xi đã đặt hết niềm tin cũng như sự sống của mình vào cái dây thường xuân đang rụng lá trước cửa sổ.
– Chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để thần chết tới mang mình đến bên kia thế giới mà không màng tới sự đau khổ, buồn rầu của người bạn, cũng như sự tức giận của cụ Bơ-men về cái suy nghĩ ngớ ngẩn của mình.
– Trong lần đầu tiên, Giôn-xi giục Xiu kéo mành lên:
+ Chuẩn bị sẵn sàng cho việc từ bỏ thế gian, giọng nói lạnh lùng lùng, cương quyết, mặc cho sự chần chừ sợ hãi của người bạn.
+ Khi phát hiện còn sót lại một chiếc lá sau đêm mưa cô vẫn lạnh lùng quả quyết rằng “hôm nay nó sẽ rụng thôi và lúc đó thì em sẽ chết”.
– Lần thứ hai kéo mành:
+ Giôn-xi vẫn tàn nhẫn quyết tâm bắt Xiu kéo tấm màn chắn lên, nhưng chiếc lá vẫn còn, và chỉ trong một khoảnh khắc đó, có cái gì đã vỡ ra trong tâm trí của cô gái trẻ.
+ Cô đã tỉnh ngộ nhận thức được mình đã tàn nhẫn với bản thân và mặc kệ sự đau đớn của người bên cạnh, thật ích kỷ biết bao nhiêu. Giôn-xi nhận thức được cái suy nghĩ tệ hại của bản thân “muốn chết là một tội”.
– Sự hồi sinh của Giôn-xi:
+ Cô muốn ăn cháo, uống sữa pha rượu vang đỏ sau bao ngày không thiết tha gì.
+ Khao khát làm đẹp dung nhan khi nhờ Xiu đưa cho chiếc gương, và lòng quan tâm đến cuộc sống khi nhờ Xiu xếp gối xung quanh để xem chị nấu nướng.
+ Tạo dựng lại cho mình tình yêu đối với nghệ thuật, thứ mà cô bỏ ngỏ kể từ khi bệnh tật, Giôn-xi mong muốn một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.
→ Cuối cùng hai cô gái đã cùng nhau chiến thắng bệnh tật. Như vậy có thể nói rằng mạng sống của Giôn-xi đã được kéo lại nhờ tấm lòng nhân ái của cụ Bơ-men, sự chăm sóc của Xiu, sự kiên cường kỳ lạ của chiếc lá và cuối cùng chính là ý chí sống còn mạnh mẽ của chính bản thân cô.
3. Kết bài
– Nêu cảm nhận của em về nhân vật
Bài làm phân tích nhân vật giôn xi trong chiếc lá cuối cùng
Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen ri là một truyện ngắn vô cùng thành công thể hiện tinh thần nhân văn cao của tác giả với những số phận nghèo khổ trong cuộc sống.
Nhân vật Giôn xi là một người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Cô là một sinh viên trường mỹ thuật, hoàn cảnh vô cùng khó khăn, sống cùng với người bạn của mình là Xiu. Một lần Giôn xi không may bị mưa, nên vướng bệnh phong hàn.
Giôn xi thật ra chỉ là một người mắc bệnh viêm phổi, đáng lý ra sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như được chạy chữa thuốc thang. Nhưng do gia cảnh khó khăn, nên không có tiền chạy chữa thuốc men, bệnh tình ngày một nặng hơn.
Giôn xi tuyệt vọng thường ngồi bên chiếc giường gần cửa số đếm những chiếc lá rơi. Giôn xi thường nghĩ nếu một ngày chiếc lá cuối cùng rơi mất thì cô cũng chết. Sự tuyệt vọng của Giôn xi đã tới tận cùng nên cô mới tin vào một điều vô lý như vậy, nương tựa tinh thần của mình vào những chiếc lá.
Nhà văn On Hen ri đã gửi gắm tấm lòng nhân đạo của mình vào nhân vật Giôn xi. Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm vô cùng xuất sắc.
Một xã hội với những người nghệ sĩ nghèo nhưng có tấm lòng vô cùng nhân đạo. Ông cụ già Bơ Men là một người yêu nghệ thuật ông thường mơ ước có thể sáng tác một tác phẩm để đời. Nhưng cuộc sống nghèo khổ đã khiến ông phải đi làm mẫu vẽ cho những nghệ sĩ mới vào nghề kiếm vào đồng tiền lẻ sống qua ngày.
Giôn xi và Xiu là người bạn cùng học một trường cùng thuê một phòng trọ. Từ này Giôn xi bị ốm Xiu đã chăm sóc bạn của mình vô cùng tốt. Nhưng Giôn xi đã mất đi tinh thần, mất hết đi tinh thần chống chọi lại với sự sống.
Nàng đã mất hết nghị lực chống chọi với cuộc sống, chỉ còn chờ đợi cái chết đến với mình, phó mặc sự sống của đời mình vào những chiếc lá, không gian trở nên vô cùng nhỏ bé, sự vật quá tĩnh lặng, trong đôi mắt, là sự tuyệt vọng, không có chút dấu hiệu nào của sự sống.
Chính thể trạng tinh thần, nghị lực yếu đuối, làm cho Giôn xi có những suy nghĩ lạ lùng, phó mặc thân mình cho những chiếc lá bị quan tuyệt vọng. Giôn xi luôn có cảm giác cái chết đang đến thật gần.
Bệnh của Giôn xi ngày càng nặng cô ít hy vọng sống lại được. Giôn xi bị ám ảnh bởi những chiếc lá đang lìa cành. Một ngày chỉ còn lại duy nhất một chiếc lá trên cành Giôn xi nghĩ rằng chỉ qua đêm nay thôi thì chiếc lá cuối cùng sẽ rụng mất và cô cũng như chiếc lá kia sẽ phải chết.
Nhưng hôm sau, qua một giấc ngủ dài mộng mị, Giôn xi đã tỉnh dậy và việc đầu tiên cô làm là mở cửa sổ, những chiếc lá kia vẫn còn trên cành, những ngày hôm sau chiếc lá vẫn vẹn nguyên. Việc chiếc lá cuối cùng dũng cảm chống chọi lại với cả một mùa đông lạnh giá mưa tuyết, khiến cho Giôn xi bắt đầu có tinh thần trở lại. Cô cũng bắt đầu hy vọng, mong mình sẽ khỏi bệnh, có thể đi khắp nơi và vẽ những bức tranh đẹp.
Nhưng chiếc kia vẫn tồn tại theo thời gian, rồi một ngày Giôn xi đã khỏi bệnh, chiếc lá tầm xuân vẫn còn đó. Theo thời gian Giôn xi đã khỏe lại. Một ngày cô có thể tới bên cạnh chiếc lá, cô nhìn chiếc lá dũng cảm đó một lần thật kỹ thì biết rằng đó chính là một bức tranh.
Sau khi, tìm hiểu Giôn xi biết được là bức tranh chiếc lá cuối cùng chính là do ông lão Bơ Men và ông ấy đã đứng suốt một đêm giữa mưa tuyết để vẽ bức tranh thành công, ngày hôm sau ông cụ Bơ Men khốn khổ đó đã qua đời.
Nhưng sự hy sinh đó của ông không hề uổng phí bởi tác phẩm là ông Bơ Men vẽ đã mang lại niềm tin, sự hồi sinh cho Giôn xi khiến cô có sức mạnh chiến thắng bệnh tật.
Nghệ thuật chân chính mang lại sự hồi sinh, cho con người đó chính là chân lý mà tác phẩm chiếc lá cuối cùng mang tới cho người đọc, thể hiện sự nhân văn nhân đạo của tác giả O Hen ri.
Thảo Nguyên