Phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Dưới đây là bài làm việt bắc ra trận mới nhất được tổng hợp với wikisecret cho các bạn tham khảo hãy theo dõi ngay bên dưới nhé

Video phân tích việt bắc ra trận

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

– Tác giả: Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là tác gia lớn trong nền văn học Việt Nam

– Tác phẩm: là một trong những bài thơ xuất sắc của Tố Hữu, gồm ba phần, viết nhân sự kiện có tính lịch sử rời chiến khu từ Việt bắc về thủ đô.

– Đoạn thơ: thể hiện khí thế, khung cảnh ra trận quyết tâm của nhân dân ta.

2. Thân bài:

– “những” -> nhiều đoàn quân trùng điệp

– rầm rập: gợi âm thanh mạnh, như hàng triệu bàn chân bước đi, làm rung chuyển khắp nẻo đường Việt Bắc.

– những từ ngữ chỉ số nhiều miêu tả không gian, thời gian: “những” “đêm đêm” “của” chỉ sự sở hữu

– “như đất rung” + từ láy rầm rập: khí thế sôi động, lực lượng đông đảo.

– hoán dụ: ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan -> mũ dân công hỏa tuyến.

– từng; muôn: lực lượng đông đảo

– đỏ đuốc: phép đảo trật từ từ nhấn mạnh màu đỏ, ánh lửa rực hồng

– bước chân nát đá: nói cường điệu

– nghìn đêm: + thăm thẳm + sương dày: những khó khăn

– “như ngày mai lên” phép so sánh thể hiện niềm tin chiến thắng, tinh thần lạc quan

* Nghệ thuật:

– thể thơ lục bát

– ngôn ngữ giản dị giàu sức gợi cảm.

– hình ảnh thơ độc đáo

– nhịp thơ sôi nổi thiết tha thể hiện tinh thần kháng chiến

3. Kết bài:

Khẳng định giá trị khổ thơ, suy nghĩ bản thân

phan tich canh ra tran bai tho viet bac - Phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu (có dàn ý và bài làm chi tiết)

Phân tích khung cảnh ra trận trong bài thơ Việt Bắc

Bài làm tham khảo

Tố Hữu là một trong những tác gia xuất sắc, thơ anh để lại chính là một phần to lớn trong lịch sử đất nước từ trước đến nay. Gắn liền với cách mạng Việt Nam, thơ ca Tố Hữu đã phản ánh những điều trọng đại trong lịch sử nước mình. Trong đó có tác phẩm thơ Việt Bắc cùng khổ thơ ra trận đã để lại trong lòng bạn đọc những giá trị khó phai mờ.

Là một tác gia lớn, không quá ngạc nhiên khi thơ ca Tố Hữu rất dễ đi vào lòng bạn đọc, viết về kháng chiến nhưng có một điều đặc biệt lại thể hiện được những cảm xúc vẫn rất đỗi trữ tình, ngọt ngào đằm thắm – một chất Huế rất riêng trong con người anh.

Vốn là một chiến sĩ cách mạng, lấy Đảng là chân lí, là ánh sáng điểm tựa, là nơi anh sẽ nguyện trung thành đi cùng và gắn bó. Vì thế, từ khi chọn lựa chân lí giác ngộ lí tưởng đảng đến khi Việt Bắc ra đời, chính là lúc Tố Hữu hiện thực hóa những lí tưởng cao đẹp của mình. Anh đã nguyện sống và kháng chiến với họ để cùng gắn bó cùng cùng sẻ chia.

Khổ thơ ra trận đã phản ánh rõ điều đó:

Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân quân đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Những đoàn dân quân trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau ra trận trên khắp mọi nẻo đường. Nổi bật lên một tư thế làm chủ, những đoàn quân cứ thế bước đi cứ thế nối nhau, như thể hiện tinh thần hăng say, ý chí quyết liệt, ngày đêm nối tiếp ra trận. Những từ ngữ chỉ số nhiều “những” “đêm đêm” “của” chỉ sự sở hữu. So sánh “như là đất rung” và từ láy rầm rập thể hiện khí thế sôi động, lực lượng đông đảo, sức mạnh và tinh thần to lớn như kết thành làn sóng không gì có thể ngăn cản được.

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Tiếp đó là hình ảnh “trùng điệp” được tách ra làm hai từ láy “điệp” và “trùng” để diễn tả hình ảnh những đoàn quân nối dài, hoán dụ “ánh sao đầu súng” có thể là mũ của những người dân công hỏa tuyến, cùng các lực lượng kháng chiến đang kề vai sát cánh bên nhau. Nó đều là những hình ảnh thực, khi đặt cạnh nhau khiến thể hiện lên rõ nét khối sức mạnh vĩ đại của dân tộc ta.

Hình ảnh ấy càng được thể hiện đẹp đẽ hơn sau khi nối tiếp những đoàn quân là những đoàn dân công hỏa tuyến. Những con người giản dị, vốn chân lấm tay bùn chân thật mộc mạc, cũng ngày đêm nối tiếp nhau, tạo thành một làn sóng.

Dân quân đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay

Các từ ngữ chỉ số nhiều “từng” “muôn” chỉ những lực lượng đông đỏ, không chỉ bộ đội chính quy mà con là những người dân công, từ “đỏ đuốc” là phép đảo trật tự từ nhấn mạnh màu đỏ, một ánh lửa rực hông ở những bó đuốc, và phải chăng hình ảnh này còn biểu tượng cho nhiệt huyết của mỗi người dân Việt Nam, tinh thần kháng chiến ác liệt, cách nói cường điệu “bước chân nát đá” như nhấn mạnh tới sức mạnh vô địch của khối đại đoàn kết toàn dân. Một cảm hứng lãng mạn vô cùng.

 Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên

Trên bước đường ra trận không thể thiếu được hình ảnh những chiếc xe tăng nối đuôi nhau ngày đêm vượt núi vượt bom đạn để mang ra tiền tuyến. “nghìn đêm” cùng từ láy “thăm thẳm” và hình ảnh “sương dày” gợi ý nghĩa biểu tượng đó chính là những khó khăn đang luôn đợi chờ, những gian khổ gập ghềnh trong thời kì kháng chiến.

Phép so sánh “như ngày mai lên” ngược lại với những khó khăn, nó đã thể hiện một niềm tin chiến thắng, một tinh thần lạc quan, những hi vọng vẫn luôn đợi chờ ta phía trước, đó chính là sự xứng đáng cho sự đồng lòng đoàn kết của toàn dân tộc.

Bằng việc sử dụng thể thơ lục bát quen thuộc, và Tố Hữu được coi như một người có tài năng sử dụng thành thạo, hóa phép cho câu thơ như bừng tỉnh, đẹp thêm trăm phần. Cùng giọng thơ linh hoạt, lúc hăng say, lúc đằm thắm, tha thiết và vui tươi, đã cho ta thấy những hình ảnh thật đẹp. Đó không chỉ là nguồn cổ vũ to lớn trong thời chiến mà còn có ý nghĩa như động lực to lớn trong thời bình, ca ngợi và khẳng định giá trị của khối đại đoàn kết dân tộc, không gì có thể ngăn cản, dập tắt được. Cảm ơn Tố Hữu, cảm ơn khổ thơ ra trận, đã cho ta niềm tin, sức mạnh sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Nguyễn Bích Ngọc

Lớp 12A1 – Trường THPT thị xã Nghĩa Lộ, Yên Bái

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button