Phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

Dưới đây là bài làm phân tích hào khí đông a trong bài thơ tỏ lòng mới nhất được tổng hợp với wikisecret cho các bạn tham khảo hãy theo dõi ngay bên dưới nhé

Video phân tích hào khí đông a trong bài thơ tỏ lòng

Phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ Lòng của Phạm Ngũ Lão

(Văn mẫu lớp 10) – Em hãy phân tích hào khí Đông A trong bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão (Bài văn phân tích của bạn Nguyễn Thị Như Mai lớp 10C2 trường THPT chuyên Sư phạm Hà Nội).

BÀI LÀM

Thời đại nhà Trần 1226 – 1400 là mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta bởi đã có ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông. Do vậy, thơ văn thời nhà Trần là tiếng nói của anh hùng – thi sĩ với cảm hứng sáng tác mãnh liệt. Trong đó “Thuật hoài” hay “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão là bài thơ thể hiện niềm tự hào của chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Qua đó, Phạm Ngũ Lão đã thể hiện được hào khí Đông A của một thời lịch sử hào hùng.

Phân tích hào khí Đông A qua bài thơ Tỏ Lòng (6 Mẫu) - Văn 11

Nói tới hào khí Đông A là nói tới hào khí chiến đấu của thời đại nhà Trần. Thời Trần (1226 – 1400) là thời kỳ xây dựng đất nước Đại Việt trên cơ sở ý thức tự lập, tự cường dân tộc. Ba lần quân Nguyên Mông sang xâm lược thì ba lần đại bại. Dưới thời đại nhà Trần, quốc thái dân an, thái bình thịnh trị

Thời vua Thái Tổ Thái Tông

Lúa mọc đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”

Hào khí Đông A là nói tới hào khí thời Trần, do chữ “Trần” gồm bộ A và chữ “Đông” hợp thành. Tuy vậy, hào khí Đông A còn là gợi hào khí của cả một thời kì, từ thế kỉ X cho đến hết thế kỉ XIV. Biểu hiện của hào khí Đông A đó là tinh thần tự lập, tự cường; là lòng yêu nước; khát vọng lập công danh và ý thức quyết chiến quyết thắng kẻ thù. Trong bài thơ, hào khí Đông A được thể hiện sâu sắc.

Bài thơ “Tỏ lòng” được sáng tác năm 1282 khi quân Nguyên lấy cớ mượn đường đánh Chiêm Thành nhưng thực chất là xâm lược nước ta. Trước tình hình ấy, vua Trần đã mở hội nghị ở Bình Than (sông Lục Đầu) bàn kế hoạch đánh giặc. Phạm Ngũ Lão cùng một số vị tướng được cử đến biên ải phía Bắc để trấn giữ đất nước. Với hoàn cảnh lịch sử ra đời, bản thân tác phẩm đã mang đậm tính thời đại, thể hiện âm vang hào khí.

Trước hết, hào khí Đông A được thể hiện qua tư thế hành động của người con trai Đại Việt.

“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu”

(“Múa giáo non sông trải mấy thu”)

Phạm Ngũ Lão tái hiện không khí đoàn quân Sát Thát ra trận trong tư thế hùng dũng và điệu nghệ “Hoành sóc”. Binh lính nhà Trần điều khiển cây giáo thuần thục tới mức nhà nghề, trở thành nghệ thuật. Hơn nữa, hình ảnh ấy còn đặt giữa không gian “giang sơn” và thời gian “kháp kỷ thu” như càng khẳng định khí thế của đội quân có sức mạnh kết tinh ngàn năm giữa đất trời rộng lớn.

Hào khí Đông A thể hiện qua khí thế xung trận của quân đội thời Trần

“Tam quân tì hổ khí thôn ngưu”

(“Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”)

Quân đội nhà Trần mang khí thế của mãnh thú săn mồi. Hình ảnh tương quan lực lượng giữa ta với địch thể hiện rõ qua tương quan giữa loài hổ lớn với con trâu mộng. Quân ta như chúa tể sơn lâm, có dũng có mưu còn quân địch như con trâu mộng to khỏe nhưng kém khôn. Quân ta hoàn toàn áp đảo bởi khí thế “nuốt trôi trâu”, nuốt chửng cả con trâu lớn. Hình ảnh ẩn dụ khiến ta nghĩ tới thơ Trương Hán Siêu:

“Thuyền bè muôn đội

Tinh kì phấp phới

Tỳ hổ ba quân, giáo gươm sáng chói”.

Hào khí Đông A còn thể hiện qua khát vọng độc, lập công lập danh để cứu nước cứu đời và tinh thần trách nhiệm đối với giang sơn xã tắc.

“Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”

(Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ Hầu)

Phạm Ngũ Lão bàn tới lí tưởng nam nhi để khẳng định nghĩa vụ cống hiến cho Tổ quốc. Phạm Ngũ Lão mượn một chữ “thẹn” để nói lên nỗi lòng chưa thể thỏa mãn được “chí làm trai”, chưa trả được món “nợ” lớn cho dân tộc.

Bài thơ “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão đã thể hiện thành công hào khí Đông A lừng lẫy một thời trong lịch sử dân tộc. Qua đây, ta thấy được lòng yêu nước và tư tưởng tiến bộ của nhà thơ.

Theo wikisecret.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button