[] Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Dàn ý chi tiết

A, Mở bài

1, Tác giả Nguyễn Du:

-Là một nhà văn với trái tim giàu yêu thương, một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế

– Là nhà thơ với những đóng góp to lớn cho nền nước nhà

2, Tác phẩm

-Nằm trong phần II “Gia biến và lưu lạc”

B, Thân bài:

1, Cảnh ngộ và nỗi niềm của Thúy Kiều

-Hai chữ “khóa xuân”: hoàn cảnh đáng thương của Kiều (nàng đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích)

– Quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích:

+ Hình ảnh “non xa”, “trăng gần”: không gian dài, rộng, cao

+ Từ láy “bát ngát”: tô đậm cái vô cùng, vô tận của

=> Không gian rộng lớn, mênh mông

+ Hình ảnh liệt kê “cát vàng”, “bụi hồng”: sự phai nhạt của sự sống

+ Cặp tiểu đối “may sớm” và “đèn khuya”: nỗi hắt hiu, trống vắng của thiên nhiên

=> Không gian hoang vắng, trống trải

-Tâm trạng của Kiều:

+ Sự cô đơn, lẻ loi đến cùng cực

. “mây sớm đèn khuya”: gợi thời gian tuần hoàn, khép kín

. Khung cảnh “bốn bề bát ngát”: xung quanh đều là một màu hoang vắng,Kiều chỉ có thể làm bạn với cô đơn

+ Sự ngổn ngang,day dứt, âu lo

. “xa trông”: ngóng trông, hướng về nơi có sự sống

. Hình ảnh liệt kê “cát vàng”, “cồn nọ”, “bụi hồng”: gợi lên sự ngổn ngang trong lòng Kiều

+ Nỗi chua xót, bẽ bàng cho thân phận

. Cụm từ “như chia tấm lòng”: diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều

2, Nỗi nhớ chàng Kim và cha mẹ

a, Nhớ chàng Kim

-Kiều nhớ đến Kim Trọng trước rồi mới nhớ đến cha mẹ bởi giữa và chữ tình Kiều đã chọn .

– Nguyễn Du dùng từ “tưởng” mà không phải từ “nhớ’:

+ “tưởng” vừa là nhớ, vừa là tưởng tượng ra người mình yêu

+ Gợi về kỉ niệm đêm của Kiều và Kim Trọng

+ Tưởng như Kim Trọng ở nơi xa cũng đang nhớ về Kiều

-Càng nhớ Kim Trọng, Kiều càng thấm thía tình cảnh của mình:

+ Kiều tủi nhục vì tấm lòng son đã bị vùi dập, hoen ố

+ Tuy vậy, tấm lòng thủy chung ấy vẫn luôn nhớ về Kim Trọng

b, Nỗi nhớ cha mẹ

-Chữ “xót” diễn tả tình cảm Kiều dành cho cha mẹ

– Nàng xót xa khi hình dung cha mẹ vẫn sớm hôm tựa cửa ngóng trông nàng

– Nàng tự trách vì chưa làm tròn chữ hiếu

+ Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”: day dứt vì không thể chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già

+ “Cách mấy nắng mưa”: vừa nói đến sự xa cách, vừa là sự tàn phá của thời gian lên con người, cảnh vật

3, Tâm trạng của Kiều qua cách nhìn cảnh vật

-“Buồn trông”: trông ngóng một cái gì đó mơ hồ, có cả cái thảng thốt lo âu mang dự cảm hãi hùng

– Điệp ngữ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh sau đó diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng lên như con sóng lòng vô vọng

+ Cảnh đầu tiên:

. Cảnh chiều hôm nhớ nhà

. Hình ảnh ẩn dụ “cánh buồm”: vừa miêu tả ngoại cảnh, vừa miêu tả nội tâm nhân vật

. Cánh buồm nhỏ đơn độc mỗi lúc một xa cũng như Kiều đang lênh đênh giữa dòng người xuôi ngược

+ Cảnh thứ hai:

. Hình ảnh ẩn dụ “hoa trôi”: thân phận lênh đênh, nổi chìm của Kiều

. Câu hỏi tu từ gợi nỗi băn khoăn, thấp thỏm trong lòng Kiều

. Bức tranh tương phản giữa không gian mênh mông và cánh hoa nhỏ bé: sự nhỏ bé, cô đơn của con người

+ Cảnh thứ 3:

. Nét vẽ không gian “nội cỏ”, “chân mấy”, “mặt đất”: gợi không gian rộng lớn đang đày ải nàng Kiều

. Từ láy “rầu rầu”: cỏ cây tàn héo, nỗi sầu thương, cô lẻ

. Từ láy “xanh xanh”: sắc xanh nhạt nhòa, xa cách

+ Cảnh cuối:

. Bức tranh thiên nhiên dữ dội, đầy biến động

. Thiên nhiên là ẩn dụ cho những biến cố trong cuộc đời

C, Kết bài:

Khẳng định lại vấn đề, nêu

phan tich kieu o lau ngung bich - [] Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Phân tích đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích

Bài văn tham khảo

Nguyễn Du là một nhà văn với trái tim giàu yêu thương, một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế. Cuộc đời gặp nhiều bất hạnh nhưng điều đó lại giúp ông trải qua nhiều thăng trầm, từ đó làm giàu thêm vốn sống cho bản thân. Chính nhờ vốn sống ấy mà ông đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học nước nhà. Trong đó đỉnh cao nhất là tác phẩm “Truyện Kiều” mà nổi bật là đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Đoạn trích nằm ở phần II “Gia biến và lưu lạc”.

Trước hết, nhà thơ đã miêu tả chi tiết khung cảnh nơi lầu Ngưng Bích cùng tâm trạng của Thúy Kiều:

“ Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân

Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung

Bốn bề bát ngát xa trông

Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia

Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”.

Hai chữ “khóa xuân” miêu tả hoàn cảnh đáng thương của Kiều. Nàng đang bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. Quang cảnh xung quanh lầu Ngưng Bích được miêu tả qua hình ảnh  “non xa”, “trăng gần”. Nó gợi không gian dài, rộng, cao.Từ láy “bát ngát” tô đậm cái vô cùng, vô tận của thời gian. Tât cả vẽ nên một không gian rộng lớn, mênh mông, vô định. Hình ảnh liệt kê “cát vàng”, “bụi hồng” gợi tả sự phai nhạt của sự sống. Thiên nhiên dường như cũng hắt hiu, trống vắng qua cặp tiểu đối “may sớm” và “đèn khuya”. Giữa không gian ấy, Thúy Kiều hiện lên như một người con gái xinh đẹp nhưng cô đơn, lạc lõng:. Sự cô đơn, lẻ loi đến cùng cực được thể hiện rõ qua cụm từ “mây sớm đèn khuya”. Ngày rồi lại đêm như thời gian tuần hoàn, khép kín. Xung quanh đều là một màu hoang vắng, Kiều chỉ có thể làm bạn với cô đơn. Không chỉ cô đơn, trong lòng Kiều còn là sự ngổn ngang,day dứt, âu lo. Nàng ngóng trông, hướng về nơi có sự sống. Hình ảnh liệt kê “cát vàng”, “cồn nọ”, “bụi hồng” gợi lên sự ngổn ngang trong lòng Kiều. Và rồi dường như không kìm nén được, nỗi chua xót, bẽ bàng cho thân phận cứ thế chiếm lấy tâm trí nàng. Cụm từ “như chia tấm lòng” diễn tả nỗi niềm chua xót, nỗi lòng tan nát của Kiều.

Trong khoảng thời gian bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, Kiều không nguôi nỗi nhớ người yêu và . Song Kiều nhớ đến Kim Trọng trước rồi mới nhớ đến cha mẹ bởi giữa chữ hiếu và chữ tình Kiều đã chọn chữ hiếu mà không giữ lời hứa với Kim Trọng:

“ Tưởng người dưới nguyệt chén đồng

Tin sương luống những rày trong mai chờ

Bên trời góc bể bơ vơ

Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”.

Nguyễn Du dùng từ “tưởng” mà không phải từ “nhớ’bởi  “tưởng” vừa là nhớ, vừa là tưởng tượng ra người mình yêu. Nó gợi về kỉ niệm đêm thề nguyền của Kiều và Kim Trọng. Và tưởng như Kim Trọng ở nơi xa cũng đang nhớ về Kiều. Càng nhớ Kim Trọng, Kiều càng thấm thía tình cảnh của mình. Kiều tủi nhục vì tấm lòng son đã bị vùi dập, hoen ố. Tuy vậy, tấm lòng thủy chung ấy vẫn luôn nhớ về Kim Trọng.

Sau nỗi nhớ người yêu, Kiều nhớ về cha mẹ, những đấng sinh thành giờ đang ở rất xa:

“  Xót người tựa cửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ

Sân Lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vừa người ôm”.

Biết đến bao giờ mới có dịp đoàn tụ với gia đình? Chữ “xót” diễn tả tình cảm Kiều dành cho cha mẹ. Nàng xót xa khi hình dung cha mẹ vẫn sớm hôm tựa cửa ngóng trông nàng. Nàng tự trách vì chưa làm tròn chữ hiếu. Đó là nỗi day dứt vì không thể chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già, ốm đau. Cụm từ “Cách mấy nắng mưa” vừa nói đến sự xa cách, vừa là sự tàn phá của thời gian lên con người, cảnh vật.

Đoạn trích khép lại bằng tám câu thơ với điệp ngữ “Buồn trông” diễn tả rất rõ tâm trạng của Kiều qua cách nhìn cảnh vật:

“Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu

Buồn trông nội cỏ rầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

“Buồn trông”có nghĩa là trông ngóng một cái gì đó mơ hồ, có cả cái thảng thốt lo âu mang dự cảm hãi hùng. Điệp ngữ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh sau đó diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng lên như con sóng lòng vô vọng. Cặp câu đầu tiên:

“ Buồn trông cửa bể chiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”

miêu chiều hôm nhớ nhà. Hình ảnh ẩn dụ “cánh buồm”: vừa miêu tả ngoại cảnh, vừa miêu tả nội tâm nhân vật. Đó là hình ảnh cánh buồm nhỏ đơn độc mỗi lúc một xa cũng như Kiều đang lênh đênh giữa dòng người xuôi ngược. Cặp câu thứ hai nổi bật với hình ảnh ẩn dụ “hoa trôi”:

“ Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu ?”

Hình như đó cũng chính là thân phận lênh đênh, nổi chìm của Kiều. Câu hỏi tu từ gợi nỗi băn khoăn, thấp thỏm trong lòng Kiều. Bức tranh tương phản giữa không gian mênh mông và cánh hoa nhỏ bé gợi sự nhỏ nhoi, cô đơn của con người. Cặp câu thứ ba gợi không gian rộng lớn đang đày ải nàng Kiều. Tất cả được thể hiện qua nét vẽ không gian “nội cỏ”, “chân mấy”, “mặt đất”. Từ láy “rầu rầu” mang đến hình ảnh cỏ cây tàn héo, nỗi sầu thương, cô lẻ. Từ láy “xanh xanh”gợi sắc xanh nhạt nhòa, xa cách. Đoạn thơ khép lại bằng bức tranh đầy ám ảnh:

“  Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”.

Đó là bức tranh thiên nhiên dữ dội, đầy biến động. Thiên nhiên chính là ẩn dụ cho những biến cố trong cuộc đời chìm nổi của nàng Kiều.

Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích xuất sắc, thể hiện rõ ngòi bút Nguyễn Du. Tác giả không chỉ hiểu nhân vật của mình mà còn như đang đồng cảm cùng nhân vật.

Phạm Ngọc Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button