[] Phân tích đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh của Phạm Đình Hổ
Dàn ý chi tiết
A, Mở bài:
1, Tác giả Phạm Đình Hổ
-Là một người có chí hướng
– Là người có nhân cách cao thượng
2, Xuất xứ:
-Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Vũ trung tùy bút” được viết khoảng đầu thời Nguyễn
B, Thân bài
1, Thói ăn chơi của chúa Trịnh và các quan cận thần trong phủ Chúa
-Thú chơi đèn đuốc:
+ Cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài
+ Bày ra nhiều cuộc dạo chơi tốn kém ở các li cung
+ Thường xuyên tổ chức những cuộc dạo chơi ở Hồ Tây
-Thú chơi cây cảnh
+ Dùng quyền lực để vơ vét, cưỡng đoạt những của quý trong thiên hạ
+ Quang cảnh phủ Chúa được gợi ra bằng những cảnh tượng rùng rợn, bí hiểm, ma quái
2, Sự tham lam, nhũng nhiễu của bọn quan lại trong phủ Chúa
-Lợi dụng uy quyền của Chúa để vơ vét của cải trong thiên hạ
– Nhiều lần gây tại họa cho dân lành
C, Kết bài:
Khẳng định lại vấn đề, nêu cảm nghĩ bản thân
Phân tích đoạn trích Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Bài văn tham khảo
Phạm Đình Hổ là một vị quan thanh liêm. Tuy nhiên ông lại làm việc ở thời điểm đất nước loạn lạc, nhũng nhiễu nên ông chỉ làm quan một thời gian rồi lui về ở ẩn. Suốt một đời không ngừng cống hiến và lo nghĩ cho nước nhà, ông đã để lại nhiều tác phẩm quý giá. Trong đó có đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”. Đoạn trích nằm trong tác phẩm “Vũ trung tùy bút” được viết khoảng đầu thời Nguyễn. Ở đoạn trích này, tác giả tập trung vào hai vấn đề chính. Đó cũng là một mảng sự thật đen tối của thời kì nước ta bấy giờ.
Trước hết, đoạn trích tái hiện những thói ăn chơi của chúa Trịnh và các quan cận thần trong phủ Chúa. Đầu tiên là “thú chơi đèn đuốc”. Chúa Trịnh cho xây dựng nhiều cung điện, đền đài. Việc xây dựng ấy diễn ra liên miên, khiến của cải hao tổn, đời sống nhân dân nay đã khổ còn khổ hơn. Không dừng lại ở đó, Chúa còn bày ra nhiều cuộc dạo chơi tốn kém ở các li cung. Sự tốn kém ấy không chỉ thể hiện ở vật chất mà con là sức lao động của những người dân đen thấp cổ bé họng. Đặc biệt, chúa thường xuyên tổ chức những cuộc dạo chơi ở Hồ Tây với đủ trò giải trí lố lăng, tốn kém. Bên cạnh thú vui đèn đuốc, những người chức cao quyền trọng ấy còn có thu chơi cây cảnh. Chúa dùng quyền lực để vơ vét, cưỡng đoạt những của quý trong thiên hạ. Quang cảnh phủ Chúa được gợi ra bằng những cảnh tượng rùng rợn, bí hiểm, ma quái. Đó không phải một khung cảnh bình thường mà gợi nên sự chết chóc. Theo lẽ thường, một người đứng đầu một nước phải biết chăm lo cho dân chúng. Ấy vậy mà ở đây ta chỉ thấy những cuộc vui triền miên, để mặc dân chúng lầm than, khổ sở.
Chính sự ăn chơi, hưởng lạc của chúa Trịnh là nguyên nhân cho sự tham lam, nhũng nhiễu của bọn quan lại trong phủ Chúa. Chúng lợi dụng uy quyền của Chúa để vơ vét của cải trong thiên hạ. Chúng vừa ăn cướp, vừa la làng. Chúng cũng nhiều lần gây tại họa cho dân lành. Nhà nghèo hay nhà giàu cũng sẽ là đối tượng để chúng săn tìm những vật quý. Tác giả đã kết thúc bài viết bằng một sự việc xảy ra trong chính nhà mình. Điều đó khiến cho đoạn trích trở nên chân thực hơn bao giờ hết. Qua đó, tác giả thể hiện sự bất bình, phê phán, lên án nghiêm trọng.
Đoạn trích nói riêng, tác phẩm nói chung đã phản ánh một cách chân thực thói ăn chơi xa hoa, hưởng lạc của bọn quan lại thời Lê-Trịnh. Sự tha hóa, nhũng nhiễu ấy là điềm báo trước cho sự suy vong tất yếu của một triều đại.
Phạm Ngọc Khuê