Phân tích đoạn thơ ” Trong anh và em…Làm lên đất nước muôn đời”

Dưới đây là bài làm cảm nhận của anh chị về đoạn thơ đất nước em ơi em đất nước là máu xương của mình mới nhất được tổng hợp với wikisecret cho các bạn tham khảo hãy theo dõi ngay bên dưới nhé

Video em ơi em đất nước là máu xương của mình

Anh (Chị) hãy Phân tích đoạn thơ ” Trong anh và em…Làm lên đất nước muôn đời” của Nguyễn Khoa Điềm.

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những ngày tháng mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…

(Trích Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm, Mặt đường khát vọng, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục 2011, tr.119 – 120)

Khi đọc đoạn thơ trên, Có ý kiến cho rằng: “Đoạn thơ này là lời nhắc nhở về ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với quê hương đất nước”. Ý kiến khác lại cho rằng: “Đoạn thơ này tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình – chính luận của Nguyễn Khoa Điềm”. Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên làm sáng tỏ hai ý kiến trên.

Bài làm

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và trích dẫn ý kiến:

“Đoạn thơ này là lời nhắc nhở về ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với quê hương đất nước”. Ý kiến khác lại cho rằng: “Đoạn thơ này tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình – chính luận của Nguyễn Khoa Điềm”.

2. Giải thích

− “Đoạn thơ này là lời nhắc nhở về ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với quê hương đất nước”: Đoạn thơ gợi sự gắn bó mật thiết giữa mỗi cá nhân với quê hương, đất nước; giữa cá nhân và tập thể. Đất nước là một phần không thể thiếu như máu xương của mỗi con người. Do vậy mỗi cá cần có ý thức, trách nhiệm đấu tranh, bảo vệ và mang đất nước phát triển đến “ngày tháng mơ mộng”.

− “Đoạn thơ này tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình – chính luận của Nguyễn Khoa Điềm”: Chí Bằng (Quà tặng Văn học)

+ Đoạn thơ chính luận nhưng lại như lời tự nhủ, tự dặn mình về ý thức, trách nhiệm với đất nước Đó là tư tưởng chính trị, xã hội của Nguyễn Khoa Điềm được thể hiện qua đoạn thơ. Đó là chính luận.

+ Đồng thời cách thể hiện lời khuyên, lời nhắc nhở thế hệ hôm nay về ý thức, trách nhiệm bằng giọng thơ chân thành, thủ thỉ, nhẹ nhàng như lời tâm sự trữ tình, sâu lắng đi vào hồn người. Đó tính trữ tình.

+ Hai yêu tố trữ tình – chính luận hòa quyện vào nhau làm nên sức thuyết phục, đi sâu vào lòng người đọc, khơi dậy ở họ tình yêu và trách nhiệm với quê hương, đất nước.

3. Phân tích làm sáng tỏ ý kiến

“Đoạn thơ này là lời nhắc nhở về ý thức, trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay với quê hương đất nước”.

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn, to lớn

− Nguyễn Khoa Điềm khẳng định mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân với cộng đồng, đất nước: “Trong anh và em” đều “có một phần Đất Nước” với giọng thơ đầy tự hào. Vậy mối quan hệ mật thiết giữa cá nhân với cộng đồng, đất nước được thể hiện thế nào?

+ Thứ nhất, đó còn là mối quan hệ gắn kết giữa con người và con người để tạo nên sự hài hòa, liên kết bền chặt từ những cá nhân: “Khi hai đứa cầm tay/Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm”. Đại từ nhân xưng thay đổi từ “anh và em” đến “hai đứa” góp phần khẳng định sự gắn kết đôi lứa làm nên sự hài hòa, nồng ấm cho đất nước.

+ Thứ hai, đó là sự tăng tiến từ sự gắn kết của cá nhân “anh và em” đến tình cảm lứa đôi (hai đứa) với mọi người khiến cho đất nước trở nên “vẹn tròn, to lớn”. Đây chính là triết lý sâu sắc của Nguyễn Khoa Điềm về mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và giữa cộng đồng với quê hương, đất nước. Nói một cách dễ hiểu là: Nguyễn Khoa Điềm khẳng định nền tảng để tạo nên đất nước “vẹn tròn, to lớn” chính là tự sự tình yêu, ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với quê hương đất nước, mối quan hệ bền chặt của tình cảm lứa đôi, gia đình có vững chắc mới tạo nền móng vững vàng cho đất nước.

− Đồng thời, ý thức, trách nhiệm với đất nước không chỉ dành cho “đất nước” ở hiện tại ở mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng mà đó còn là sự nuôi dưỡng, dành trọn niềm tin cho thế hệ mai sau mong:

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những ngày tháng mơ mộng

Đó là niềm tin của cha mẹ dành cho con cái, mong với những nền tảng, sự hi sinh, niềm tin dành cho con – thế hệ tương lai, sẽ mang “Đất Nước đi xa” đến với những tầm cao mới “ngày tháng mơ mộng”.

− Bốn câu thơ cuối là kết tinh của toàn bộ đoạn thơ: Lời nhắc nhở thế hệ hôm nay về ý thức, trách nhiệm với quê hương, đất nước:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…

+ “Đất Nước là máu xương của mình” là cách định nghĩa sâu sắc, chứa đựng nhiều suy tư, chiêm nghiệm của nhà thơ. Bởi vì, thế hệ cha anh, các vua hùng đã có công dựng nước, bảo vệ quê hương đất nước. Bao người đã “sống và chết” cho quê hương trong thăng trầm lịch sử. Có người đã vì yêu quê hương đất nước, ý thức được trách nhiệm của bản thân mà đi ra chiến trường, quên mình chống giặc ngoại xâm, trong thời bình họ đổ mồ hôi, công sức, trí tuệ để xây dựng đất nước giàu đẹp. Do vậy “Đất Nước là máu xương” của mỗi người hôm nay cũng là điều dễ hiểu. Đồng thời với cách nói này, Nguyễn Khoa Điềm cũng gián tiếp nhắc nhở thế hệ trẻ hôm nay về mối quan hệ mất thiết như hơi thở, như cuộc sống của cá nhân với đất nước đầy thuyết phục.

+ Do vậy, mỗi người “biết gắn bó và san sẻ”, phải “biết hóa thân cho dáng hình xứ sở” để góp phần làm nên “Đất Nước muôn đời”. “Đoạn thơ này tiêu biểu cho phong cách thơ trữ tình – chính luận của Nguyễn Khoa Điềm”:

− Thế nào là phong cách thơ trữ tình – chính luận, phía trên đã có lời giải đáp: Nguyễn Khoa Điềm nhắc nhở, giáo dục thế hệ trẻ hôm nay về ý thức, trách nhiệm với quê hương,

đất nước (đó là chính luận) nhưng không phải bằng lời giáo huấn khô khan. Mà bằng giọng điệu tâm tình thủ thỉ “Em ơi em”, “của mình” đầy nhẹ nhàng, tha thiết đi sâu vào lòng người. (đó là trữ tình).

− Như đã nói ở trên, hai yêu tố trữ tình – chính luận hòa quyện vào nhau làm nên sức thuyết phục, đi sâu vào lòng người đọc, khơi dậy ở họ tình yêu và trách nhiệm với quê hương, đất nước.

4. Đánh giá chung

− Đoạn thơ góp phần thể hiện tư tưởng “Đất Nước là của Nhân dân” ở mối quan hệ giữa mỗi cá nhân với cộng đồng, quê hương, đất nước. Do đất nước có trong mỗi người, gắn bó mật thiết như xương máu của mỗi người nên bản thân họ cần có ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát triển quê hương, đất nước của mình. Đồng thời, đoạn thơ dù ngắn, nhưng đã thể hiện phong cách thơ “trữ tình – chính luận” của Nguyễn Khoa Điềm đậm đặc.

− Và như vậy, hai ý kiến trên đã đánh giá về nội dung đoạn thơ và phong cách thơ của Nguyễn Khoa Điềm hoàn toàn xác đáng, giúp người đọc hiểu hơn về đoạn thơ và phong cách thơ nhà thơ nói riêng và toàn bộ đoạn trích “Đất Nước” nói chung.

− Đồng thời với đoạn thơ ngắn ngủi nhưng để lại ở người đọc nhiều suy tư sâu lắng về ý thức, trách nhiệm với quê hương, đất nước. Và thấy được ở nhà thơ một tình yêu sâu sắc dành cho quê hương.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button