Phân tích bài thơ Viếng lăng bác của Viễn Phương
Hướng dẫn
Phân tích bài thơ Viếng lăng bác của Viễn Phương để thấy được tình yêu đối với Bác. Cùng với đó là sự kính trọng, tiếc thương với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Đề bài: Phân tích bài thơ Viếng lăng bác của Viễn Phương
BÀI LÀM
Viễn Phương là một trong những cây bút hàng đầu của lực lượng văn học nghệ thuật giải phóng miền Nam. Đề tài thơ của ông chủ yếu viết về vị lãnh tụ vĩ đại của chúng ta là chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ “Viếng lăng Bác” được sáng tác năm 1976, trong hoàn cảnh nhà thơ được vào thăm lăng Bác. Người con miền Nam đã gửi gắm biết bao tình cảm đối với vị lãnh tụ vĩ đại. Hãy cùng phân tích bài thơ Viếng lăng bác của Viễn Phương để thấy được tình cảm của người con miền Nam dành cho Bác.
2 khổ thơ đầu là cảm xúc của người con miền Nam khi viếng thăm lăng Bác
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp Mưa sa đứng thẳng hàng”
Mở đầu là cách xưng hô con – Bác rất chân thành, gần gũi khiến người đọc cảm thấy sự nghẹn ngào của tác giả. Cùng với đó là cách nói giảm nói tránh “thăm lăng Bác”. Dường như nhà thơ đã mang đến cho người đọc cảm giác Bác vẫn còn sống mãi bên chúng ta.
Tiếp đó, tác giả đã đưa ra lời cảm thán “ôi” để thấy được sự nghẹn ngào. “Hàng tre xanh xanh” là hình ảnh ẩn dụ cho toàn bộ dân tộc Việt Nam. Hình ảnh này cho thấy cả dân tộc Việt Nam đều tề tựu về bên lăng Bác, ở bên người Cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
Không chỉ nhìn thấy hình ảnh hàng tre, nhà thơ còn thấy được hình ảnh mặt trời:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”
“Ngày ngày” là điệp từ để chỉ sự trôi chảy của dòng thời gian. Sự thương nhớ không thể diễn tả được thành lời ấy khiến cho người ta phải nghẹn ngào. “Mặt trời trong lăng” là hình ảnh ẩn dụ cho Bác Hồ. Viễn Phương đã mượn hình ảnh mặt trời để ca ngợi công lao to lớn của Bác. Bác đã dành cả cuộc đời cho dân tộc, hy sinh tất cả vì độc lập tổ quốc.
Khổ thơ tiếp theo là cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng Bác
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
Không khí trong lăng thật tĩnh lặng với hình ảnh Bác trong giấc ngủ bình yên, thanh thản. Dường như Bác chỉ đang ngủ một giấc ngủ vĩnh hằng và luôn dõi theo từng sự việc của dân tộc Việt Nam ta.
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên, giữa 1 vầng trăng sáng dịu hàng để thấy được sự hoà hợp giữa người và trăng. Tác giả sử dụng cặp quan hệ từ “vẫn biết – mà sao” để thấy được sự bồi hồi, tiếc thương nghẹn ngào trước sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ đại.
Khổ thơ cuối thể hiện mong muốn của tác giả
“Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này…”
Tác giả mong muốn được bầu bạn, được hoá thân thành những vật quen thuộc ở xung quanh lăng Bác. Ngày ngày bầu bạn bên Bác chính là ước muốn của Viễn Phương. Tác giả muốn làm “con chim hót, đoá hoa toả hương, cây tre”. Tất cả đều mang một ý nghĩa tốt đẹp muốn cho bác luôn chìm sâu trong giấc ngủ vĩnh hằng.
Phân tích bài thơ Viếng lăng bác của Viễn Phương đã cho người đọc thấy được sự tiếc thương, nghẹn ngào trước sự ra đi của vị lãnh tụ vĩ đại. Đồng thời là tình yêu, sự kính trọng của người con miền Nam đối với người Cha đáng kính, một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
Theo wikisecret.com