Phân tích bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu

Đề bài: Phân tích bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu

Bài làm

Nhà thơ Chính Hữu tên thật là Trần Đình Đắc. Ông sinh năm 1928 tại huyện Can Lộc thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Khi trưởng thành, ông tham gia vào cuộc kháng chiến chống Pháp và trở thành chiến sĩ của Trung đoàn Thủ đô. Không chỉ là một chiến sĩ, Chính Hữu còn là một nhà thơ. Dù sáng tác của ông không nhiều nhưng qua những câu thơ ông viết, người đọc thấy được một bình dị và giàu cảm xúc. Bài thơ Đồng Chí là một trong bài thơ làm nên tên tuổi của nhà thơ Chính Hữu.

Vẫn nằm trong đề tài mà Chính Hữu thường viết, Đồng Chí là một bài thơ viết về những người nông dân mặc áo lính. Đó là những năm mà cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra sôi nổi. Cả những con người vốn chỉ quen với cuốc với cày thì nay cũng phải cầm súng đi chiến đấu. Bài thơ được Chính Hữu viết sau khi chúng ta giành được thắng lợi thu đông 1947.

unnamed file 116 - Phân tích bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu

Phân tích bài thơ Đồng chí 

Những câu thơ mở đầu đọc lên giống như lời tâm sự của hai người bạn lính với nhau:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Hai câu thơ thôi mà nêu bật được cái hoàn cảnh khốn khó của những người lính. Một bên thì nước mặn đồng chua, một bên thì đất cày lên sỏi đá. Chính từ xuất phát điểm có sự tương đồng như vậy nên khiến những con người xa lạ trở nên gần gũi và thân thiết với nhau một cách nhanh chóng:

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Đúng vậy, họ vốn dĩ là những con người xa lạ, không thân, không thích nên càng không có chuyện hẹn nhau để cùng đi lính. Thế nhưng lạ mà gặp lại ngỡ như quen. Từ bốn phương trời họ tụ họp về đây trong cùng một đoàn binh, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau nuôi chung một ý chí là làm sao đuổi được lũ giặc ngoại xâm ra khỏi . Vậy là từ đôi người xa lạ, họ đã trở thành những người tri kỉ rồi lại gọi nhau bằng một tiếng thân thương đồng chí:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!

Câu thơ đang có 7, 8 chữ giờ ngắt lại chỉ còn 2 khiến người đọc có cảm giác như tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ dồn nén cả lại trong 2 từ đồng chí ấy. Đó là một tiếng gọi thiêng liêng mà có lẽ những người lính sẽ không thể nào quên. Đồng chí không chỉ đơn thuần là những người có cùng chí hướng với mình nữa là còn là những người cùng mình đắp chung một tấm chăn giữa đêm rét, cùng mình ngồi canh gác với khẩu súng trong tay,… Họ còn có chung cả một nỗi nhớ, đó là nỗi nhớ quê hương:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước, gốc đa nhớ người ra lính

Chỉ với 3 câu thơ mà chứa đựng hai chiều nỗi nhớ. Một bên là nỗi nhớ của người lính về hình bóng quê nhà. Một bên là nỗi nhớ của những người ở quê nhà dành cho các chiến sĩ. Từ những tình cảm bình dị dành cho ruộng nương, giếng nước, gốc đa, họ càng thêm yêu thương tình đồng chí của mình hơn.

Những câu thơ tiếp theo như tái hiện lại những ngày tháng gian khổ của người lính. Họ không chỉ đối diện với cái chết từng ngày, từng giờ mà còn phải đối diện với biết bao hiểm nguy khác như sự thiếu thốn, bệnh tật:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi

Áo anh rách vai quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

Miêu tả sự khó khăn của cuộc đời người lính, Chính Hữu viết những cặp hô ứng như anh với tôi, áo anh, quần tôi khiến cho tình cảm giữa những người lính càng thêm gắn kết. Sự gắn kết ấy đã giúp họ vượt qua được tất cả những khó khăn, gian khổ trước mắt để cùng nhau nở nụ cười, cùng nắm tay nhau vượt quan gian khó.

3 câu thơ cuối miêu tả một khung cảnh thật đẹp:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Giữa chiến trường bom đạn ác liệt, những người lính vẫn xem đó như chuyện bình thường. Họ chờ giặc tới trong một tâm thế chờ đợi vô cùng thoải mái. Bởi vì bên cạnh họ luôn có người đồng chí. Vầng trăng trên cao soi sáng phía dưới. Mũi súng chĩa lên trời cao tạo cho Chính Hữu một tứ thơ vô cùng đẹp: Đầu súng trăng treo.

Bài thơ khép lại với một hình ảnh thơ thật đẹp. Ngôn ngữ thơ bình dị, mộc mạc mà từng câu, từng chữ in đậm vào lòng người.

Thu Thuỷ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button