MS649 – Phân tích bài thơ Mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh

MS649 – Phân tích bài thơ Mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh

Bài làm

Tác giả Hồ Chí Minh là một nhà chính trị, một nhà cách mạng, vị anh hùng dân tộc, một nhà yêu nước vĩ đại của Việt Nam. Tác giả đồng thời cũng là một danh nhân văn hóa thế giới. Tác giả Nguyễn Ái Quốc đã để lại nhiều tác phẩm gây lại tiếng vang cho nền thi ca nước nhà.

Bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” kể về chặng được bị cầm tù của Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc sau 14 năm, chịu cảnh gông cùm, nhiều cay đắng. Nhưng đây cũng chính là quãng thời gian, tác giả Nguyễn Ái Quốc đã viết tập thơ “Nhật ký trong tù” thể hiện tinh thần bất khuất, anh dũng của Nguyễn Ái Quốc.

Bài thơ được viết chỉ trong 4 câu thơ ngắn gọn, nhưng vẽ lên trong lòng người đọc một bức tranh thiên nhiên vô cùng thơ mộng, hữu tình, thể hiện sự tâm đầu ý hợp giữa con người với thiên nhiên bao la, rộng lớn.

“Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
Núi ấp ôm mây, mây ấp núi”

Đọc bài thơ ta có thể phát hiện ra người dịch đã đánh rơi từ “trùng” thể hiện sự khó khăn trùng điệp, tinh thần của thiên nhiên hữu tình. Tuy nhiên trong lời dịch hình ảnh núi non, hòa quyện vào nhau giống như một bức tranh thủy mạc hữu tình, thể hiện nỗi lòng nhiều tâm sự của tác giả.

Sau những năm tháng bị giam cầm, tù đày gian khổ, khi ra khỏi nhà lao tác giả đã nhìn thế giới bên ngoài với một con mắt vô cùng tươi đẹp vui vẻ. Tác giả đã vô cùng tinh tế khi nhận ra những ngọn núi và những đám mây kia đang quấn quýt bên nhau như những người bạn tri kỷ, hoặc một đôi nam nữ đang yêu. Qua câu thơ ta thấy vẻ đẹp thần kỳ, huyền diệu của phong cảnh tự nhiên nơi đây.

Lòng sông gương sáng bụi không mờ

Trong câu thơ này cảnh non nước mây trời hiện lên thật sinh động. Hình ảnh con sông lững lờ trôi nước trong veo như một tấm gương sáng không một hạt bụi. Tác giả đã vô cùng sâu sắc khi so sánh một hình ảnh ẩn dụ thể hiện cho tấm lòng ngay thẳng của mình, dù thời gian có trôi đi, nhưng tấm lòng của tác giả dành cho đất nước, cho con đường cách mạng vẫn như dòng sông kia, trong sáng bụi không mờ. Đây là một hình ảnh tả cảnh ngụ tình đầy ẩn ý thể hiện sự tinh tế, khôn khéo của tác giả trong từng ý thơ, câu chữ.

ms649 phan tich bai tho moi ra tu tap leo nui cua ho chi minh - MS649 - Phân tích bài thơ Mới ra tù tập leo núi của Hồ Chí Minh

Chỉ với hai câu thơ đầu đơn giản nhưng nặng lòng trắc ẩn, tác giả Nguyễn Ái Quốc của chúng ta đã gợi lên cho người đọc nhiều suy nghĩ về hình ảnh thiên nhiên nơi người bị lưu đày, giam hãm cũng như tấm lòng của người trên con đường phía trước vẫn không hề lung lay, thay đổi dù cho có nhiều khó khăn sóng gió đang chờ.

Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
Trông lại trời Nam nhớ bạn xưa

Khi mới ra tù tác giả thể hiện bị xiềng xích chân tay lâu ngày tác giả muốn dạo bộ, tập leo nói để lấy lại tinh thần dẻo dai cường tráng của mình. Trong câu thơ đầu từ láy được tác giả sử dụng “Bồi hồi” thể hiện tâm trạng hồi hộp của người đa sau đa cảm, luôn nhung nhớ, luôn mang nặng một nỗi buồn phiền trong lòng chứa nhiều ưu tư về quê hương, về đất nước. Ở một đất nước Trung Hoa xa xôi tác giả vẫn luôn nhớ về quê hương Việt Nam, về dân tộc vẫn mang nặng những ưu phiền về tình hình thế sự của dân tộc. Đất nước ta vẫn đang trong thời kỳ đen tối, chịu ách đô hộ của thực dân Pháp và chế độ phong kiến.

Những người dân nghèo khó khốn khổ đang từng ngày sống đời cơ cực bị bóc lột, chịu nhiều éo le bất hạnh, khiến cho tác giả cảm thấy trong lòng mình nặng trĩu một nỗi buồn không sao tả hết bằng lời

Trong câu thơ cuối tác giả đã thể hiện sự nhớ nhà, nhớ quê hương, nhớ nơi thiêng liêng đó chính là tổ quốc của mình. Tác giả coi quê hương đất nước như người bạn tri kỷ, một người bạn lâu năm không gặp nên vô cùng thương nhớ, mong muốn được quay về, được gặp gỡ là điều hết sức dễ hiểu.

Bài thơ “Mới ra tù tập leo núi” khiến người đọc cảm nhận được khi thế anh hùng, ý chí bất khuất của tác giả Nguyễn Ái Quốc trong gian lao, tù đày vẫn luôn hướng tớ quê hương đất nước, vẫn có thể làm ra những vần thơ vô cùng uyên bác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button