Mời các bạn cùng phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Mời các bạn cùng phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nhàn là bài thơ Nôm nằm trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi. Nhan đề bài thơ là do người đời sau đặt. Bài thơ như lời tâm sự thâm trầm, sâu sắc, khẳng định quan niệm sống nhàn là hòa hợp với tự nhiên, giữ được cốt cách thanh cao, khí tiết cương trực, vượt lên trên những danh lợi tầm thường.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trưng Âm, xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng, ông đỗ Trạng nguyên năm 1535 và ra làm quan dưới triều nhà Mạc. Ông đã để lại cho đời tập thơ chữ Hán Bạch Vân am thi tập (khoảng 700 bài) và tập thơ chữ Nôm Bạch Vân quốc ngữ thi (khoảng trên 170 bài). Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm mang đậm chất triết lí, giáo huấn, ca ngợi ý chí thành cao của kẻ sĩ và biểu dương quan niệm sống nhàn, đồng thời phê phán những điều xấu xa trong xã hội đương thời.
Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm
Để phân tích bài thơ Nhàn một cách cụ thể và sâu sắc, trước hết chúng ta cần nắm được đôi nét về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm Nhan.
Đôi nét về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585). Ông là người có nhiều tài năng và đức trọng. Ông đi thi và đỗ đầu Trạng nguyên năm 45 tuổi dưới triều nhà Mạc.
- Sau khi làm quan ông xin về quê nhà tại huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng để ở ẩn, mở trường dạy học, đồng thời cũng đào tạo được nhiều nhân tài.
- Khi Nguyễn Bỉnh Khiêm mất, vua nhà Mạc phong là Trình Quốc công. Tuyết Giang Phu Tử, Bạch Vân cư sĩ, Trạng Trình là những biệt danh gắn liền với ông.
- Các tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm đều rất ý nghĩa, cô đọng, hàm súc, mang nét cổ điển nhưng cũng rất giàu phong vị dân gian, đậm chất suy tư và triết lý, đề cao chữ nhàn và xa lánh mọi ồn ào, bon chen của sự đời. Một số tác phẩm để đời của ông như Bạch Vân am thi tập, Bạch Vân quốc ngữ.
Giới thiệu bài thơ Nhàn
Nhàn là tác phẩm thơ chữ Nôm số 73, được trích trong Bạch Vân quốc ngữ. Nhan đề bài thơ do người đời sau đặt.
Phân tích bài thơ Nhàn theo bố cục tác phẩm
Bài thơ Nhàn chính là tâm hồn tràn ngập niềm vui cùng với sự thanh tịnh trong tâm hồn tác giả. Có thể xem đây là điểm nhấn, là tinh thần chủ đạo của bài thơ. Chỉ với những câu thơ đường luật ngắn gọn đầy xúc tích mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mang đến cho người đọc một cuộc sống an nhàn nơi đồng quê êm ả. Đề – Thực – Luận – Kết, bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đi theo trình tự như vậy. Để phân tích bài thơ Nhàn, chúng ta cùng tìm hiểu theo kết cấu này.
2 câu đầu: Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Ngay từ những đoạn mở đầu bài thơ, hai câu đề đã thể hiện sự giản dị đầy mộc mạc của người ẩn sĩ.
“Một mai một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”
Với nhịp thơ nhẹ nhàng chậm rãi 2/2/2 và 4/3 khiến người đọc cảm nhận được sự ung dung đầy thư thái trong tâm hồn của người ẩn sĩ. Với những vật dụng đầy quen thuộc của người nông dân đã thể hiện được sự vất vả nhưng rất an nhàn và đầy thanh bình. Cuốc, mai, cần câu đều là những vật dụng quen thuộc chốn làng quê yên bình.
Vượt lên trên mọi lắng lo mọi sự bon chen của cuộc đời, người ẩn sĩ ấy đã tìm được cho mình những thú vui tao nhã thư thái. Khi phân tích bài thơ Nhàn, đặc biệt ở hai câu thơ đầu này, chúng ta thấy được sự kiên định, cứng cỏi đồng thời là sự an nhàn với việc sử dụng điệp từ “một” ở ngay câu thơ đầu.
Sự thảnh thơi được bộc lộ qua từ láy “thơ thẩn” với một tâm thế điềm nhiên ung dung, không chút ưu phiền vướng bận. Đây có lẽ là một trong những nét đẹp của tứ thơ mà chỉ khi phân tích bài thơ nhàn chúng ta mới thấy rõ.
2 câu thực: Quan niệm sống của người ẩn sĩ
Tiếp tục phân tích bài thơ Nhàn qua hai câu thơ thực chúng ta thấy được quan điểm sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm được thể hiện rất rõ nét:
“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao”
Những năm tháng về ở ẩn, đây được coi như quan điểm sống cũng là tuyên ngôn sống của Bạch Vân cư sĩ. Nguyễn Bỉnh Khiêm tự cho mình là “dại” khi tìm nơi vắng vẻ để sống, nhưng đây là cái “dại” khiến nhiều người phải ngưỡng mộ. Có thể thấy, nhà thơ rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ độc đáo, lột tả được hết phong thái, sự đĩnh đạc, điềm nhiên đầy tự tại của ông.
Người cư sĩ bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người “khôn”. Một cách khen đầy khéo léo mà tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người.
Sự đối lập đến từ tứ thơ cùng ngôn ngữ “dại” –”khôn”, “vắng vẻ” – “lao xao”. Nhà thơ tìm về nơi vắng vẻ để ở có phải là trốn tránh trách nhiệm với nước hay không? Với bản chất cũng như cốt cách của ông thì “nơi vắng vẻ” mới thực sự là nơi để ông sống đến suốt cuộc đời. Một tinh thần thanh đạm, một cốt cách thanh cao và một tâm hồn đáng ngưỡng mộ.
Quả thực, chỉ khi phân tích bài thơ nhàn, đặc biệt đến câu thơ này, ta mới cảm nhận được sự thâm thúy trong ngòi bút của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2 câu luận: Cuộc sống giản dị của người ẩn sĩ tại quê nhà
Phân tích bài thơ nhàn qua tứ thơ tiếp theo, sự nho nhã, thanh tao đầy giản dị của Nguyễn Bỉnh Khiêm lại được bộc lộ rõ nét.
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”
Đôi câu thơ đã bộc lộ hết cuộc sống cũng như thức ăn thanh đạm của người cư sĩ. Thức ăn sạch sẽ theo mùa, thu có măng, đông lại có giá, mỗi mùa đều tương ứng với thức ăn đó mà mang đậm sắc thái quê nhà. Mùa thu có măng trúc ở trên rừng, mùa đông ăn giá.
Nhà thơ đã “khéo” khen thiên nhiên đất Bắc rất hào phòng, đầy đủ thức ăn theo mùa chỉ với đôi ba từ ngữ đắt giá. “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” đã giúp nhà thơ phác họa vài đường nét nhẹ nhàng, đơn giản nhưng toát lên sự thanh tao không ai sánh được.
Một cuộc sống bình dị, đời thường, yên bình dường như chỉ có tác giả và thiên nhiên với một mối quan hệ tâm giao hòa thân thiết. Việc phân tích bài thơ Nhàn cũng khiến chúng ta không những khâm phục tinh thần và tâm thế của nhà thơ, mà còn thêm yêu xứ sở, nơi có những miền quê yên bình và nên thơ.
2 câu kết: Triết lý sống Nhàn của nhà thơ
Cái tâm thế an cư nhàn nhã ấy tiếp tục được bộc lộ trong hai câu thơ cuối. Phân tích bài thơ Nhàn, người đọc thấy được nhãn quan tinh tế đầy tỏ tường của tác giả.
“Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
Tuyết Giang Phu Tử một lần nữa lại khẳng định về lối sống nhàn của mình. Cuộc sống nơi thôn quê này chính là kết quả của một nhân cách, một trí tuệ khác thường. Tâm thế ấy nhận ra rằng công danh, của cải hay là quyền quý chỉ tựa như giấc chiêm bao. Cũng chính vì trí tuệ nâng cao nhân cách, làm cho lập trường thêm kiên định để Nguyễn Bỉnh Khiêm có đủ quyết tâm từ bỏ chốn quan trường lao xao danh lợi, tìm đến nơi thiên nhiên vắng vẻ mà trong sạch, thanh cao để di dưỡng tinh thần, giữ vững hai chữ thiện lương.
Nhận xét về tâm thế tác giả khi phân tích bài thơ Nhàn
Phân tích bài thơ Nhàn, chúng ta thấy quan điểm nhàn của nhà thơ là quan điểm trí tuệ tinh tế của người ẩn sĩ, là cái nhìn mẫn tiệp chứ không phải để trốn tránh với sự quay lưng của xã hội.
Tác phẩm đã vẽ lên một nhà nho ở ẩn tại quê nhà với những thú vui lao động như bao nhiêu người nông dân khác. Nếu như những người nông dân coi việc đó là chán ngắt thì với Nguyễn Bỉnh Khiêm đó lại chính là thú vui, là sự thư thái ung dung và tự tại. Cuộc sống đạm bạc mà giản dị, thanh cao cùng với quan điểm “khôn- dại” ta thấy hiện lên người cư sĩ với một tâm hồn cao đẹp yêu thiên nhiên biết bao..
Dàn ý phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
Mở bài phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Sơ nét về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng với tác phẩm Nhàn của ông.
- Vắn tắt giá trị nội dung, nghệ thuật cũng như ý nghĩa của bài thơ Nhàn.
Thân bài phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Hoàn cảnh sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
- Quan niệm sống của người ẩn sĩ.
- Cuộc sống giản dị mộc mạc của người ẩn sĩ tại quê nhà.
- Bày tỏ triết lý sống “nhàn” của nhà thơ.
Kết bài phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Khẳng định giá trị của bài thơ cũng như ý nghĩa của tác phẩm.
- Bày tỏ cảm nhận của bản thân khi phân tích bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nhàn là chủ đề rất phổ biến trong thơ văn thời trung đại. Nhàn là một nét tư tưởng và văn hóa rất sâu sắc của người xưa, đặc biệt là của tầng lớp trí thức. Sống nhàn hợp với tự nhiên, hợp với việc tu dưỡng nhân cách, có điều kiện dưỡng sinh, kéo dài tuổi thọ. Sống nhàn đem lại những thú vui lành mạnh cho con người, Biết sống nhàn, biết tìm thú nhàn là cả một học thuyết triết học lớn.Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu và học tập của bản thân.
Theo wikisecret.com