Làm sao để cân bằng chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7
Ở tháng thứ 7 thai kỳ là thời điểm quan trọng cả mẹ và bé, lúc này mẹ dường như đã quen với sự có mặt có bé ở trong bụng, bé hoàn thiện các cơ quan và dần lớn lên, đặc biệt đánh dấu sự tăng trưởng não của thai nhi một cách mạnh mẽ, não của bé có thể đạt tới 25% não người lớn.
Cũng như những tháng mang thai trước đó, việc lựa chọn dinh dưỡng cho bà bầu để cung cấp cơ thể mẹ vô cùng cần thiết, tháng thứ 7 này mẹ cần bổ sung những thực phẩm giàu canxi, sắt và chất xơ.
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ bầu nên bổ sung thêm khoảng 450 calo mỗi ngày, thay vì mẹ ăn 3 bữa chính, mẹ bầu có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để hấp thụ dễ hơn.

Dinh dưỡng cho bà bầu nên ăn gì ở tháng thứ 7
DHA là loại axit béo giúp não bộ thai nhi phát triển đúng cách. Theo các chuyên gia, mẹ bầu nên bổ sung khoảng 200mg DHA mỗi ngày. Các thực phẩm chứa DHA như: trứng, sữa, cá hồi, quả bơ, quả óc chó, các loại hạt…
-
Thực phẩm giàu sắt và protein
Để cung cấp lượng máu ở thời kỳ tam cá nguyệt thứ 3 này việc bổ sung sắt là vô cùng quan trọng, xuất huyết trong thời gian chuyển dạ. Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 27 mg sắt mỗi ngày thông qua các thực phẩm thịt, đậu, thịt gia cầm và các loại hạt và cơm trắng. Những thực phẩm này cũng chứa lượng protein cần thiết.
Ngoài ra, các chuyên gia cũng khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung 75 – 100g mỗi ngày để phục vụ cho quá trình phát triển thai nhi và cân nặng, cũng như năng lượng cho lần vượt cạn.
-
Thực phẩm giàu canxi
Canxi rất quan trọng trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt cung cấp canxi tránh bị loãng xương sau sinh. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 1000mg canxi mỗi ngày thông qua các thực phẩm như: sữa, sữa chua, yến mạch, cá hồi…
-
Thực phẩm giàu Magie
Magie giúp hấp thụ canxi và đề phòng nguy cơ bị chuột rút thai kỳ, giúp cơ bắp thư giãn và ngăn ngừa nguy cơ sinh non. Những thực phẩm dồi dào hàm lượng magie như: hạnh nhân, yến mạch, đậu đen, lúa mạch, astiso, hạt bí ngô…để bổ sung khoảng 350 – 400mg magie mỗi ngày.
Được dùng trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt ở tam cá nguyệt thứ 3 này axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi và đặc biệt là ở ống thần kinh. Mẹ bầu có thể tìm thấy nguồn thực phẩm chứa axit folic như: bột yến mạch, rau lá xanh, trái cây tươi và mẹ nên bổ sung khoảng 600 – 800mg mỗi ngày.
-
Thực phẩm chứa vitamin C
Vitamin C chứa nhiều trong các loại quả như cam, quýt, chanh, bông cải xanh…Để chắc chắn rằng sắt được hấp thụ đúng trong cơ thể. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng tích cực trong việc tăng cường hệ miễn dịch và tránh những tác động gây hại từ vi khuẩn.
-
Thực phẩm giàu chất xơ
Để ngăn ngừa táo bón trong quá trình mang thai và đặc biệt là những tháng cuối trong tam cá nguyệt thứ 3, nên bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng cho mẹ như rau quả, trái cây tươi, các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt. Mẹ nên ghi nhớ bên cạnh đó bổ sung 2 lit nước mỗi ngày, sẽ giúp cơ thể hấp thụ chất xơ nhanh chóng
Xem thêm: Bí quyết dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 6 ăn gì tốt cho thai nhi
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu không nên ăn gì ở tháng thứ 7
-
Lưu ý với thực phẩm nhiều chất béo và cay
Để tránh khỏi chứng ợ nóng hành hạ trong suốt tháng thứ 7 này, mẹ bầu cần hạn chế và thậm chí là bỏ những thói quen ăn những món đồ chiên, rán yêu thích và cả đồ cay nóng.
Sưng phù trong thai kỳ có thể được ngăn chặn bằng việc uống nhiều nước, và hạn chế hấp thụ natri vào cơ thể. Để giảm lượng muối hấp thụ vào trong cơ thể, mẹ nên hạn chế ăn những đồ như khoai tây chiên, sốt cà chua, các loại thực phẩm đóng hộp…
-
Các chất kích thích Café, rượu, thuốc lá
Nếu mẹ nào không có những thói quen này thì không sao, nhưng đối với các mẹ đã tiếp xúc với các chất kích thích này cần nên tránh, bởi những nguy hại về sau như sinh non, sinh con nhẹ cân hoặc hội chứng rượu bào thai.
Để mẹ bầu có một lượng chất dinh dưỡng cần thiết thì nên sử dụng các thực phẩm tươi được chế biến, nếu mẹ bầu sử dụng các thực phẩm đồ ăn nhanh thì giá trị dinh dưỡng rất thấp bên cạnh đó còn có những nguy cơ về thực phẩm không rõ nguồn gốc, được chế biến không đảm bảo vệ sinh dẫn đến nguy cơ ngộ độc.
Ở trên, là hướng dẫn cách cân bằng dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 7, giúp mẹ và con có thể phát triển và hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất và loại bỏ trong sổ tay mẹ các thực phẩm không nên ăn vào trong cơ thể. Và bên cạnh đó, cũng cảm nhận được sự phát triển của bé yêu khi con lớn dần từng ngày, để đảm bảo bé yêu được sinh ra khỏe mạnh
Xem thêm: Tiết lộ “công thức” để có thức ăn dinh dưỡng cho bà bầu tốt nhất