Hướng dẫn mẹ cách cho trẻ sơ sinh bú đúng cách và không bị sặc
Tưởng như cho con bú là hành động bản năng của người mẹ, nhưng không phải như vậy. Cách cho trẻ sơ sinh bú như nào cho đúng mẹ cũng rất cần phải học để mẹ con cùng thoải mái và tránh cho bé không bị sặc. Rất nhiều mẹ đã phải mất vài tuần, thậm chí cả tháng để làm quen với việc cho trẻ bú sao cho thoải mái nhất. Có rất nhiều tư thế cho con bú đúng mà mẹ có thể tham khảo qua bài viết dưới đây của Wikisecret.
Cách cho trẻ sơ sinh bú đúng cách, không bị sặc
Nhiều mẹ cảm thấy không thoải mái, đau, nhức, mỏi người khi cho con bú, thậm chí khá hốt hoảng khi con hay bị sặc. Tất cả cũng chỉ vì mẹ đã cho trẻ bú sai tư thế. Vậy, để biết cách cho trẻ sơ sinh bú đúng, mẹ cần thực hiện như sau:
Hướng dẫn mẹ cách cho trẻ sơ sinh bú
Bước 1: Mẹ không nên cho trẻ bú trong tư thế nằm ngửa hoặc khi bé đang ngủ. Cho trẻ sơ sinh bú khi trẻ có biểu hiện muốn bú, lúc này là lúc trẻ đang đói, cởi bớt quần áo nếu trời nóng hoặc nhiệt độ trong phòng ổn định và ấm áp. Việc tiếp xúc da trực tiếp giữa mẹ và con sẽ giúp việc bú thuận lợi và thoải mái hơn.
Bước 2: Mẹ nhẹ nhàng ôm trẻ sao cho mặt đối diện với mình, để ngực mẹ và con áp sát vào nhau, cằm của trẻ chạm vào đầu ti.
Bước 3: Cho trẻ tự dùng bản năng để tìm kiếm đầu ti và ôm mẹ đòi bú. Lúc này, mẹ chỉ cần đỡ trẻ trong khi bú. Hoặc mẹ có thể chuyện trò, nói chuyện để trẻ mở miệng ra là đưa đầu ti vào cho trẻ bú, chú ý làm sao cho đầu ti của mẹ phải nằm trên lưỡi trẻ.
Bước 4: Mẹ nên chủ động trong việc để cằm con tiếp xúc đầu tiên với ngực mình, không phải mặt. Nên hướng đầu ti đến miệng trẻ chứ không cố gắng đẩy vào lưỡi trẻ, hãy để trẻ tự điều chỉnh tư thế để bú được thoải mái nhất. Cố gắng để khuyến khích trẻ ngậm cả núm vú để bú được nhiều hơn, chứ không phải chỉ ngậm mỗi đầu ti.
Mẹ nên đặt ngón trỏ và ngón giữa để kẹp đầu ti giúp kiểm soát dòng sữa không bị ra quá nhiều, nhất là khi cho trẻ bú trực tiếp để tránh bị sặc.
Làm sao biết mẹ đã cho trẻ sơ sinh bú đúng cách?
Mẹ cho trẻ sơ sinh bú đúng cách là khi thấy:
– Trẻ bú được đều và rất thoải mái, nuốt chậm, sâu, có thể thỉnh thoảng dừng lại rồi bú tiếp. Đối với nhiều trẻ, mẹ thậm chí còn nghe thấy cả tiếng trẻ nuốt. Trẻ bú hết một bên xong sẽ đòi bú bên kia và ngược lại. Trẻ đang bú mẹ không nên rứt ti ra.
Mẹ thấy trẻ sơ sinh nuốt chậm, sâu là đã cho trẻ bú đúng cách
– Má và môi của trẻ không bị mút vào, môi đặt nhẹ nhàng trên quầng vú mẹ.
– Mẹ không hề cảm thấy đau đớn, cảm giác ngày càng thoải mái hơn.
Giải quyết những vấn đề hay gặp phải khi cho trẻ sơ sinh bú
Bị đau núm vú
Sau khi trẻ bú xong mà mẹ thấy núm vú như kiểu bị biến dạng, kiểu bị méo hay bị kẹp thì có nghĩa trẻ ngậm núm vú chưa đủ độ sâu.
Do đó, mẹ hãy khuyến khích trẻ mở rộng miệng hơn bằng cách cọ xát núm khu vực giữa mũi và môi trên. Hướng cho cơ thể trẻ về phía mẹ, cằm áp vào ngực mẹ.
Bị tắc sữa
Sẽ có lúc mẹ cảm thấy ngực có chỗ bị đau nhói, có thể xuất hiện mảng đỏ trên ngực thì cũng đừng quá lo lắng. Hãy cứ tiếp tục cho trẻ bú bên phần ngực đang bị tắc sữa và đồng thời dùng ngón tay massage gần khu vực núm vú trẻ đang bú. Mẹ có thể kết hợp chườm nóng để cải thiện được phần nào.
Bầu ngực bị căng sữa
Khi ngực bị căng sữa sẽ bị cứng và làm mẹ bị đau, mẹ nên massage ngực nhẹ nhàng, có thể chườm nóng để ngực bớt khó chịu hơn. Sau khi trẻ bú xong thì chườm lạnh để bớt đau.
Mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ bú?
Sau sinh mẹ sẽ có sữa non rất quý giá nên hãy tận dụng nguồn sữa này để cho trẻ bú. Mẹ có biết, trong vài giờ đầu sau sinh, mẹ sẽ có một lượng sữa non, và lượng sữa này của mẹ rất quý giá, có thể giúp trẻ miễn dịch hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Vì thế, mẹ nên cố gắng tận dụng nguồn sữa này cho con bú nhé.
Mẹ cố gắng tận dụng nguồn sữa non quý giá sau sinh cho trẻ bú
Trường hợp trẻ sơ sinh bú ít hơn tiêu chuẩn thông thường thì mẹ cũng không nên ép trẻ bú gây tâm lý sợ hãi. Mẹ hãy tin trẻ khi đói sẽ có biểu hiện đòi bú để cho trẻ bú theo nhu cầu.
Trẻ bú đúng lượng thì tã thay mỗi ngày sẽ càng nhiều hơn vì trẻ bú ngày một nhiều, mẹ cần đảm bảo thay tã đầy đủ để da trẻ luôn khô thoáng và không bị hăm. Mỗi ngày có thể thay trên dưới 10 chiếc tã.
Để tăng cả về lượng và chất của sữa để đảm bảo nguồn sữa tốt nhất cho trẻ sơ sinh phát triển toàn diện, đồng thời cải thiện tình trạng sức khỏe sau sinh, mẹ cần có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tập trung nhiều vào các nhóm thực phẩm là vitamin, khoáng chất, đạm, tinh bột và chất béo.
Hi vọng với những kiến thức trên, mẹ đã biết cách cho trẻ sơ sinh bú sao cho thoải mái nhất mà không lo bị sặc sữa. Có thể mẹ sẽ mất cả tháng để quen với tư thế cho trẻ bú nhưng khi quen rồi sẽ thấy rất thoải mái, không bị đau nhức người.
Xem thêm: Khi nào cắt tóc cho trẻ sơ sinh và những kiêng kỵ cần lưu ý khi cắt tóc cho trẻ