Hướng dẫn cách nêm nước mắm cho trẻ 7 tháng tuổi
Nước mắm là một loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người Việt. Do đó, khi cho con ăn dặm (khi trẻ được 7 tháng tuổi) nhiều mẹ sẽ nêm nước mắm vào thức ăn. Nhằm giúp trẻ làm quen với các loại gia vị hằng ngày, quen khẩu vị của gia đình và kích thích vị giác. Tuy nhiên, nêm nước mắm trong khẩu phần ăn của trẻ như thế nào mới đúng là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi từ trước đến nay hầu như chưa có tài liệu nào đề cập đến vấn đề này.
Để giải đáp thắc mắc trên, hôm nay Wikisecret xin chia sẻ một số thông tin thông qua bài viết “Hướng dẫn cách nêm nước mắm cho trẻ 7 tháng tuổi”. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nêm nước mắm trong khẩu phần ăn của trẻ như thế nào mới đúng là băn khoăn của rất nhiều người
Video trẻ mấy tháng ăn được nước mắm
Trẻ mấy tháng ăn được nước mắm
Bé mấy tháng ăn được nước mắm : Những tháng đầu sau sinh, bé cần được bú mẹ hoàn toàn. Đến tháng thứ 6 mẹ có thể cho bé tập ăn dặm nhưng trong giai đoạn này mẹ không nên nêm bất kỳ loại gia vị nào trong bữa ăn dặm của bé. Từ tháng thứ 8 trở đi, cơ thể bé cần nhiều dưỡng chất hơn bên cạnh sữa mẹ và sữa công thức, bạn có thể sử dụng các loại bột cho bé. Nếu mẹ sử dụng các sản phẩm bột ăn liền đã nêm sẵn, mẹ không cần thêm nước mắm vì trong các sản phẩm này đã có một lượng muối nhất đinh. Nếu cho bé ăn bột gạo xay hoặc cháo loãng bạn có thể bắt đầu nêm nước mắm vào bữa ăn của bé để đảm bảo cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Liều lượng và cách dùng nước mắm cho bé như thế nào là hợp lý?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 8 tháng tuổi thì ăn được nước mắm, tuy nhiên hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này còn non nớt, bạn tránh nêm gia vị quá mặn trong thức ăn sẽ khiến thận của bé phải hoạt động quá tải. Bạn cần biết rằng, nếu cho bé ăn ít mặn hoặc không ăn mặn thì cũng không sợ thiếu i-ot. Đương nhiên, trong thực phẩm tự nhiên thịt, cá, rau, quả… dù không nêm nếm cũng đã có một lượng natri (muối là NaCl) có sẵn. Khi đó, cơ thể trẻ tự khắc sẽ điều tiết theo hướng tiết kiệm natri, không cho thải ra nước tiểu nhiều. Nhưng nếu bị thừa muối thì sẽ rất hại cho sức khỏe của bé, là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như yếu thận, rối loạn nhịp tim, phù thũng, cao huyết áp…
Thời gian đầu, khi khẩu phần ăn chuyển sang bột xay hay cháo xay, lượng nước mắm dùng cho trẻ chỉ nên khoảng 1/3 muỗng. Đây là lượng gia vị vừa đủ để đảm bảo cho thận của bé cưng hoạt động tốt. Đối với trẻ em, nên nêm nhạt vì vị giác của trẻ còn rất nhạy và các cơ quan chức năng chưa thực sự hoàn thiện. Nêm vừa miệng người lớn là quá mặn đối với trẻ. Bạn nên lưu ý điều này!
Liều lượng nước mắm có thể tăng dần hợp lý theo độ tuổi của bé. Đối với các bé từ 12 tháng đến 24 tháng tuổi, bé có thể ăn cháo đặc hoặc cơm
Vì sao nên nêm nước mắm vào thức ăn của trẻ 7 tháng tuổi?
Nước mắm là loại gia vị cần thiết cho quá trình ăn dặm của trẻ. Bởi nước mắm chứa rất nhiều canxi và một lượng muối nhất định. Đây là những thành phần rất cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ. Do đó, khi trẻ ăn dặm chúng ta có thể lựa chọn nước mắm thay vì muối hay bột canh.
Nước mắm chứa rất nhiều canxi và một lượng muối nhất định
Tuy nhiên, trước khi dùng nước mắm mẹ hãy là những người tiêu dùng thông thái. Lựa chọn những loại nước mắm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nêm theo đúng liều lượng để kích thích mà vẫn không làm mất hương vị của món ăn.
Hướng dẫn cách chọn nước mắm cho trẻ 7 tháng tuổi để bé ăn ngon
Hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều loại nước mắm khác nhau. Để lựa chọn được loại nước mắm ngon và tốt cho sức khỏe của các bé cưng, mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:
Nên chọn nước mắm có màu vàng nhạt hay màu cánh gián, khi lắc chay không bị đục hay cặn bẩn thì đó là nước mắm ngon. Tuyệt đối không nên lựa chọn những loại nước mắm quá sậm màu hay có cặn bẩn dưới đấy chay.
Trước khi nêm nước mắm vào thức ăn của trẻ, mẹ cũng nên nếm thử để cảm nhận mùi vị của nước mắm. Nếu nước mắm có vị nhạt vừa phải, mùi thơm và không quá mặn thì đây là nước mắm ngon. Ngược lại, nước mắm quát gắt, có vị mặn chát và không có mùi thơm của cá thì đây là loại nước mắm đã qua pha chế.
-
Độ đạm của nước nắm
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại nước mắm với độ đạm khác nhau. Mẹ có thể đọc thông tin trên bao bì và lựa chọn những loại nước mắm có độ đạm cao nhé!
Hướng dẫn cách nêm nước mắm cho trẻ 7 tháng tuổi
Có nên nêm nước mắm vào cháo cho bé : Đối với những trẻ ở độ tuổi khác nhau, lượng nước mắm được nêm vào thức ăn cũng khác nhau. Sau đây là liều lượng nước mắm được nêm vào thức ăn theo từng độ tuổi được chuyên gia khuyến cáo. Chúng ta cùng tham khảo nhé!
-
Trẻ mới bắt đầu ăn dặm (6 tháng tuổi)
Khi trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ không nên cho thêm nước mắm hay bất cứ loại gia vị nào khác vào khẩu phần ăn của trẻ. Bởi chúng có thể cản trở quá trình hấp thụ của trẻ.
Mẹ cũng không cần lo lắng việc trẻ thiếu muối, trong giai đoạn này nếu cơ thể thiếu muối sẽ tự động đào thải natri qua nước tiểu và tuyến mồ hôi.
Lúc này, trẻ bắt đầu thích nghi với việc ăn dặm. Ngoài sữa, trẻ cần nạp thêm nguồn dinh dưỡng bên ngoài để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Đối với những trẻ ăn dặm bằng bột dinh dưỡng pha sẵn, mẹ không cần cho thêm nước mắm vì trong bột đã có sẵn gia vị. Ngược lại, đối với những trẻ ăn cháo dinh dưỡng do mẹ tự chế biến thì nên cho thêm một ít gia vị, trong đó có nước mắm để kích thích vị giác của trẻ.
Khi nấu cháo dinh dưỡng cho bé 7 tháng tuổi, mẹ có thể cho khoảng 1/3 thìa nước mắm vào bữa ăn hàng ngày của trẻ. Đây là liều lượng được khuyến cáo từ các chuyên gia. Vừa đủ cho sự phát triển mà vẫn không ảnh hưởng đến thận của trẻ.
Ở độ tuổi này, mẹ có thể cho khoảng 1/3 thìa nước mắm vào bữa ăn hàng ngày của trẻ
-
Trẻ 1 tuổi trở lên
Từ 1 tuổi trở lên, trẻ đã bắt đầu làm quen với cơm nát, cá, thịt và một số loại rau. Sau khi chế biến thức ăn cho trẻ, bạn có thể cho thêm khoảng ½ thìa nước mắm và 1 giọt dầu ăn. Đây là lượng i-ốt cần thiết cho sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não.
Ngoài nguồn i-ốt từ nước mắm, mẹ cũng nên bổ sung i-ốt cho trẻ từ cá, trứng cá, tảo biển, thịt bò…
Ngoài ra, sữa trẻ uống trong giai đoạn 1 tuổi cũng rất quan trọng. Bởi giai đoạn này trẻ đã ngưng bú mẹ, mọi nguồn dinh dưỡng của trẻ đều từ sữa và thức ăn bên ngoài. Do đó, chúng ta nên xem xét thật kỹ để lựa chọn được loại sữa phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của bé.
Xem thêm: Bé 1 tuổi nên uống sữa gì để phát triển toàn diện?
Trên đây là bài viết hướng dẫn cách nêm nước mắm cho trẻ 7 tháng tuổi. Chắc chắn đây sẽ là những thông tin bổ ích dành cho những bà mẹ còn thiếu kiến thức về chế độ dinh dưỡng của bé qua từng độ tuổi. Giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc chăm con và bé phát triển toàn diện khi được ăn uống khoa học.
Xem thêm: Có nên khám dinh dưỡng cho bé định kỳ không?
Nước mắm an dặm cho be 6 tháng
1. Nước mắm Hạnh Phúc
Là thương hiệu nước mắm nổi tiếng của đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Nước mắm Hạnh Phúc là loại nước mắm có độ đạm cao tới 60 độ đạm đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp bằng độc quyền sáng chế, đồng thời được các đơn vị kiểm tra tại Nhật cấp chứng nhận “ đạt tiêu chuẩn nhập khẩu vào Nhật” và đặc biệt là sản phẩm được nhiều bà mẹ tin dùng trong quá trình ăn dặm của bé.
Nước mắm Hạnh phúc có đặc điểm nổi bật:
+ Vị mặn dìu dịu
+ Màu nâu cánh gián
+ Nước có độ sánh
2. Nước mắm Ngư Nhi
Nước mắm Ngư Nhi là sản phẩm cao cấp của công ty Trung Thành được sản xuất để dành riêng cho trẻ nhỏ, bắt đầu từ độ tuổi ăn dặm. Đặc biệt, với biểu trưng hình ảnh là chú cá đáng yêu với đôi mắt sáng và nụ cười thánh thiện hồn nhiên như trẻ thơ gắn liền với chất lượng sản phẩm tốt cho sức khỏe của bé.
– Thành phần chính của sản phẩm: Nước tinh lọc, đạm, cá cơm tươi Phú Quốc
Nước mắm Ngư Nhi được chiết xuất từ 100% cá cơm tươi Phú Quốc giữ lại hàm lượng protein tự nhiên cao nhất có trong từng con cá tươi ngon, đạt mức 300g/l, đáp ứng đủ lượng đạm và protein cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của bé.
– Với các thành phần như protein tự nhiên, gấp trên ba lần so với nước mắm loại 1 nên có vị đậm đà, hương thơm dịu nhẹ, rất thích hợp cho việc chế biến các món ăn hàng ngày của trẻ giúp bé ăn ngon miệng hơn.
– Đặc biệt sản phẩm không chứa chất bảo quản, không hương liệu, đã được kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng nên mẹ hoàn toàn an tâm khi sử dụng cho con yêu.
– Sản phẩm dành cho bé từ 6 tháng trở lên
3. Nước mắm Lê Gia
Là sản phẩm dành cho bé được làm từ cá cơm Than đánh bắt đúng thời vụ, béo mập, tươi xanh với lượng muối tỉ lệ 4 cá: 1 muối cho ra những giọt nước mắm thơm ngon, giàu dinh dưỡng nhất cho bé.
– Nước mắm Lê gia là từ 100% cá cơm Than được đánh bắt đúng vụ, ủ với muối Bà Rịa trong thùng gỗ Bời Lời, đặt dưới nhà tôn kính để lên men theo phương pháp truyền thống từ 18 -24 tháng đã cho ra những giọt nước mắm cốt nguyên chất có độ đạm, giá trị dinh dưỡng tốt nhất
– Nước mắm Lê Gia phù hợp với khẩu vị của trẻ nhỏ từ cá cơm than được ướp muối với tỉ lệ 4 cá: 1 muối
– Sản phẩm có vị ngọt của đạm cá cùng vị béo tự nhiên sẽ mang lại cho bé những bữa ăn bổ sung.
– Đặc biệt, sản phẩm có chứa tới gần 20 axit amin bổ dưỡng như: valin, methionine, phenylalanine, alanine, isoleucine, threonine, leucine…và nhất là Lysine. Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, giúp tăng khả năng hấp thụ canxi, giúp xương chắc khỏe, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao
– Mặt khác, mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng sản phẩm cho bé vì sản phẩm hoàn toàn tự nhiên, không có phụ gia thực phẩm. Trong quá trình làm mắm, nước buổi ban đầu được rút bỏ đi để đảm bảo cho ra dòng nước mắm nguyên chất cao đạm và tự nhiên nhất.
4. Nước mắm Thiên Ngư
Nước mắm Thiên Ngư được làm từ nguồn cá cơm Trường Sa thiên nhiên và chế biến theo phương pháp cổ truyền cùng công nghệ tách muối hiện đại, đồng thời mang hương vị đậm đà đến khó quên của nước mắm cốt. Sản phẩm có màu vàng cánh gián hấp dẫn đã mang tên tuổi của nước mắm Thiên Ngư lên tầm cao mới, được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao và tin dùng.
– Sản phẩm giàu dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu, kích thích sự thèm ăn. Đặc biệt bổ sung lượng lớn canxi, đạm, I ốt đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ cũng như phòng chống nhiều bệnh cho cả gia đình.
– Và đặc biệt sản phẩm không chứa chất bảo quản, chất phụ gia
Mặt khác, nước mắm Thiên Ngư được chế biến theo phương pháp cổ truyền nên giữ được hương vị đậm đà của cá cơm tươi cùng công nghệ tách muối hiện đại, độ đạm cao, màu vàng nâu óng, hấp dẫn đảm bảo mang đến sự thỏa mãn cho người ăn, kể cả nhưng người sành ăn trong lĩnh vực ẩm thực.
5. Nước mắm Hà An
Nước mắm Hà An là sản phẩm được sản xuất từ nguồn cá cơm Nha Trang và được chế biến theo phương pháp cổ truyền, vẫn giữ được hương vị đậm đà khó quên của nước mắm cốt. Vẫn có bị mặn mòi của cá, với mùi thơm đặc trưng, màu vàng cánh gián…đã làm nên tên tuổi nước mắm Hà An trong suốt thời gian qua. Và đặc biệt nước mắm Hà An không sử dụng phụ gia độc hại, không sử dụng hóa chất để bảo quản cho nên vẫn giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên.