Giáo án bài Hai đứa trẻThạch Lam
CH: Em có thể tóm tắt truyện ngắn này theo sự kiện, sự việc không?
TL: Khó tóm tắt vì có ít sự kiện, sự việc.
CH: Trong truyện ngắn có mấy cảnh? những cảnh ấy được sắp xếp theo trình tự gì?
TL: Có 3 cảnh, được sắp xếp theo trình tự thời gian.
CH: Nêu bố cục của truyện ngắn?
CH: “Cái tình thế nảy ra truyện:” của truyện ngắn này là gì?
Gợi ý: tìm sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vật chính (Hai đứa trẻ) rơi vào tình thế làm nảy sinh một biến động trong thế giới tình cảm.
GV: phân tích tình huống truyện cụ thể như sau:
1. Những tác động của bức tranh cuộc sống.
2. Những tâm trạng nảy sinh.
→ Ý nghĩa.
CH: Tác giả đã dùng những nét vẽ nào để vẽ bức tranh cuộc sống?
GV: Yêu cầu HS chú ý đến phần 1 của văn bản
CH: Đó là những âm thanh có chung đặc điểm gì?
CH: Những âm thanh trên gợi hình dung như thế nào về không gian cuộc sống nơi đây?
CH: Những ánh sáng ấy có sức chiếu rọi như thế nào?
CH: Cảm nhận của em về tác dụng của những ánh sáng ấy trong việc phác hoạ bức tranh cuộc sống?
CH: tiếp đó tác giả đã chọn cảnh tượng nào để miêu tả cuộc sống của con người?
CH: Miêu tả cảnh chợ tàn?
CH: Việc chọn và miêu tả cảnh chợ tàn của tác giả đã đạt được những hiệu quả gì?
CH: Cảm nhận chung về bức tranh cuộc sống?
CH: Giọng văn của đoạn văn này như thế nào? giọng văn ấy có tác dụng như thế nào cho việc miêu tả?
CH: Bức tranh phố huyện lúc đêm tối được vẽ trên nền là gì?
CH: Bóng tối đã được miêu tả bằng những cách nào?
CH: Những ánh sáng được miêu tả đèu có đặc điểm gì?
CH: Qua cách miêu tả ấy, tác giả đã khắc hoạ được hình ảnh bóng tối như thế nào?
– Quê: Huyện Cẩm Giàng – Hải Dương
– Sự nghiệp sáng tác:
+ Những tác phẩm chính: (SGK)
+ Đặc điểm phong cách: Có sở trường về truyện ngắn, đặc biệt là những truyên không có cốt truyện.
: Ông chủ yếu đi vào khai thác những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống thường ngày…
→ Văn Thạch Lam: trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
2. Tác phẩm
– Xuất xứ: Tập “Nắng trong vườn”
– Đặc điểm: Là sự hoà quyện của hai yếu tố hiện thực và lãng mạn.
– Bố cục: 3 phần
+Phần 1: Từ đầu ….. “Chính chi không có tiền mà cho chúng nó”: Phố huyện lúc chiều tà.
+ Phần 2: Tiếp theo….. “cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”: Phố huyện khi về tối và đêm.
+ Phần 3: Còn lại: Phố huyện lúc đêm khuya (Cảnh đợi tàu)
II. Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết.
1. Xác định tình huống truyện
– Hai đưa trẻ, trước đây đã có một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc ở Hà Nội, giờ rơi vào hoàn cảnh sống nghèo nàn, quẩn quanh, tù túng nơi phố huyện.
– Hay, chính bức tranh cuộc sống nơi phố huyện đã tác động làm nảy sinh biến động trong thế giới tình cảm (nảy sinh những tâm trạng) trong hai đứa trẻ.
2. Phân tích tình huống truyện.
a. Bức tranh cuộc sống nơi phố huyện.
a1 Lúc chiều tà.
* Bức tranh cuộc sống nơi phố huyện lúc chiều tà.
– Âm thanh:
+Tiếng trống thu không từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều.
+ tiếng muỗi vo ve.
+ tiếng ếch nhái kêu ran.
→ Nhữnh âm thanh nhỏ, rời rạc, khô khan, mệt mỏi, uể oải, rã rời.
=> Không gian yên lặng, tịch mịch và buồn.
– Ánh sáng:
+ đỏ rực, ánh hồng như hòn than sắp tàn.
+ đèn hoa kì leo lét.
+ đèn dây sáng xanh.
→ Chiếu ra đường, làm cho đường mấp mô thêm vì những hòn đá một bên sáng một bên tối.
→ Những ánh sáng yếu ớt, không đủ sức chiếu sáng mà ngược lại còn tô đậm ấn tượng về sự tối tăm ảm đạm của không gian.
– Cảnh chợ tàn:
+ người về hết, tiếng ồn ào cũng mất
+ còn rác rưởi, còn mùi âm ẩm của hơi nóng ban ngày.
+ mấy đứa trẻ con cúi lom khom nhặt nhạnh rác rưởi….
→ gợi hình dung về bức tranh cuộc sống nghèo khổ, tối tăm, tĩnh lặng.
=> Bức tranh cuộc sống được vẽ bởi những âm thanh tàn, ánh sáng tàn, và chợ tàn.
– Giọng văn: chậm và trầm lắng. Mỗi câu văn buông ra như cũng mệt mỏi, uể oải, rã rời.
→ Góp phần thể hiện nhịp sống nơi đây.
a.2, Bức tranh phố huyện khi đêm tối
* Nền bóng tối:
+ Miêu tả trực tiếp: Nhá nhem, đường phố và những con ngõ dần chưa đầy bóng tối, tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chọ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa.
+ Miêu tả gián tiếp: qua việc khắc hoạ ánh sáng (khe sáng, vệt sáng của con đom đóm, quầng sáng của ngọn đèn hoa kì, từng hột sáng lọt qua phên nứa…)
→ Những ánh sáng nhỏ, yếu ớt.
=> Bóng tối dày đặc quyện đặc, bủa vây không gian phố huyện. Bởi phải tối tăm lắm thì những ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt mới nổi bật lên.
=> Nghệ thuật dùng ánh sáng để miêu tả bóng tối rất thành công.