Giải thích câu nói của Bác Hồ Non sông Việt Nam…các cháu | Văn mẫu

Giải thích câu nói của Non sông Việt Nam…các cháu | Văn mẫu

Hướng dẫn

Đề bài: Giải thích câu nói của Bác Hồ: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công của các cháu”.

Bài làm

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Người luôn quan tâm và yêu quý các cháu thiếu niên, nhi đồng. Người đã để lại rất nhiều bài học, lời khuyên cho những , mầm non của Tổ quốc.

Trong dịp khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã viết bức thư chúc mừng gửi tới toàn thể trong cả nước. Trong thư Bác có viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu”.

Dù cách nay đã lâu nhưng câu nói của Bác Hồ vẫn mang lại giá trị giáo dục và khích lệ thế hệ trẻ trên mọi miền Tổ quốc. Câu nói giàu hình tượng và dạt dào cảm xúc với một vế là câu hỏi và một vế chính là câu trả lời của Bác. Qua đó làm nổi bật nên bài học và giáo dục học sinh về nhiệm vụ, trách nhiệm vừa nặng nề lại vừa vẻ vang đối với tương lai tươi sáng của non sông, đất nước.

Giải thích câu nói của Bác Hồ: “Non sông Việt Nam…các cháu”

Như chúng ta đã biết, học sinh chính là những thế hệ măng non của Tổ quốc, là tương lai của nước nhà. Đó chính là thế hệ sẽ tiếp bước cha anh để xây dựng đất nước giàu mạnh. Học tập là nghĩa vụ vẻ vang của học sinh. Học đem lại cho chúng ta những tri thức của nhân loại, những kỹ năng để chúng ta có thể ứng dụng nó vào sinh hoạt hằng ngày cũng như trong lao động, sản xuất. Những điều tiếp thu được sẽ bắt nguồn từ sự cần cù, sáng tạo và bằng cả tài năng, trí tuệ của lớp trẻ. Muốn hoàn thành nghĩa vụ vẻ vang của đó thì học sinh cần phải có cả đức lẫn tài. Bác Hồ đã từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Muốn có cả đức lẫn tài thì phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện. Chúng ta đến thường được nghe thầy cô dạy dỗ đó là cần phải “Tiên học lễ, ” chính bởi lẽ đó. Chúng ta có thể học từ rất nhiều đối tượng, từ nhiều phạm vi khác nhau nhưng học phải có mục tiêu rõ ràng để vươn tới.

Học tập trước tiên còn để hoàn thiện bản thân, để có ích cho gia đình và cho xã hội. Xây dựng từng cá nhân, từng gia đình giàu mạnh, văn mình thì xã hội mới phát triển. Bởi vì mỗi cá nhân, mỗi gia đình đều là những hạt nhân, những mắt xích vô cùng quan trọng để tạo nên xã hội. Trong quá khứ, khi nước ta chịu ách cai trị của thực dân Pháp, chúng dùng chính sách mị dân và chính sách khai thác thuộc địa khiến nhân dân ta có đến hơn 90% dân số bị mù chữ và chịu cảnh đói khổ. Khi đó dưới lời kêu gọi của chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta mới nhận thức rõ được việc chúng ta cần phải chống lại không chỉ giặc ngoại xâm mà còn cả giặc đói và giặc dốt. Một đất nước mà tỉ lệ mù chữ cao, trình độ văn hóa thấp chắc chắn sẽ là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạc hậu, kinh tế kém phát triển và không thể nào sánh vai với các cường quốc được. Chính vì vậy Bác Hồ đã có câu trả lời: “Chính một phần lớn nhờ ở công học tập của các cháu”.

Câu nói của Bác không chỉ là lời dạy sâu sắc mà còn thể hiện tầm nhìn sâu rộng, là tình thương đối với lớp trẻ, đối với học sinh trên cả nước. Bác mong các cháu cần phải gắng sức học hành, siêng năng và phát huy tài năng cũng như sự sáng tạo của chính mình. Học không phải để làm quan mà học trước hết để làm người, để bồi đắp tài năng, đem tài năng và sự hiểu biết của mình phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mỗi người thực hiện , lịch sự sẽ góp phần làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, tương lai tươi sáng hơn.

Từ lời dạy của Bác ta nhận thức được tầm quan trọng của thế hệ trẻ đối với tương lai của đất nước. Mỗi chúng ta cần đặt ra mục tiêu cho cuộc sống và trong tất cả những việc chúng ta đã, đang và sẽ làm thì hãy cân nhắc kỹ, đặt lợi ích của dân tộc, cộng đồng lên trên lợi ích cá nhân của mình. Không làm điều gì gây tổn hại tới quốc gia, dân tộc.

Ôn lại lời dạy của Bác ta càng cảm thấy thấm thía và cảm động trước sự thương yêu của Người đối với học sinh. Tuy Bác nay đã đi xa nhưng lời dạy ấy vẫn còn vang mãi, là kim chỉ nam cho hàng triệu học sinh ngày nay và cho cả mai sau.

Loan Trương

>>> XEM THÊM:

  • Tóm tắt truyện ngắn của

    i>

  • Tóm tắt truyện ngắn Chữ người tử tù của nguyễn tuân

  • Phân tích tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Theo wikisecret.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Check Also
Close
Back to top button