Em đã từng chứng kiến cảnh hão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trẽn truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó
Em đã từng chứng kiến cảnh hão lụt ở quê mình hoặc xem cảnh đó trẽn truyền hình, hãy viết bài văn miêu tả trận bão lụt khủng khiếp đó
Hướng dẫn làm bài
– Đề bài yêu cầu miêu tả một trận bão lụt khủng khiếp mà bản thân đã từng chứng kiến ở quê hay xem trên truyền hình.
– Miêu tả qua sự quan sát từ thực tế, qua ti vi, phim ảnh và tưởng tượng.
– Bài văn cần đủ những ý chính sau:
Mở bài:
+ Cảm nhận của em về tác hại của bão lụt
+ Giới thiệu, đối tượng định tả: cơn bão lụt em từng chứng kiến ở quê hay xem trên truyền hình.
Thân bài:
+ Khái quát những nét chung về cơn bão: mức độ to hay nhỏ, tính chất ngúy hại nhiều hay ít, kéo dài trong bao lâu…
+ Tả cảnh trước cơn bão: bầu trời mấy hôm âm u, xám xịt; mây đen vần vũ đầy trời…
+ Tả cảnh trong cơn bão:
. Gió thốc ào ào, cây cối ngả nghiêng, rũ rượi Mưa ào ạt trút nước xối xả, bầu trời chuyển qua màu trắng đục … Mưa suốt cả một tuần không dứt…Sấm,sét…
. Nước dâng lên cao, cuồn cuộn chảy cuốn phăng mọi thứ no gặp và
nhấn chìm đồng ruộng, những ngôi nhà thấp,…
. Nhà cửa, cầy côi, đồng ruộng, mùa màng,… bị nước lũ tàn phá, nhấn chìm.
. Con người: vật lộn chông lại sức mạnh của dòng nước (dầm mưa để đắp đê, chuyển người già và trẻ em đến nơi an toàn, chuyển đồ đạc lên chỗ cao, phát hàng cứu trợ…). –
+ Tả cảnh sau cơn lũ:.
. Cây cối nhà cửa tiểù điều, tan tác, xác xơ…
. Con người đang ra sức khắc phục lại những hậu quả do cơn lũ để lại
Kết bài:
+ Cảm nghĩ của em về cơn bão lũ đó: bàng hoàng, kinh sợ…
+ Thái độ và hành động để hạn chế những cơn bão lũ.
Bài văn mẫu
Từng ngày, từng ngày, đồng bào miền Trung đang phải gánh chịu hậu quả do bão lũ gây ra. Trận lũ năm 2000 là một trong những trận lũ có sức công phá mạnh mẽ nhất trong thập kỷ qua.
Bầu trời tối sầm, mưa không ngớt, xung quanh toàn một màn nước trắng xóa. Đó là cảnh tượng của những nơi trận lũ đến.
Tất cả những gì ở nơi đày bao trùm một thứ gì đó đơn điệu mà ẩn chứa bao nguy hiểm cùng với màn trắng củà nước là màu xanh của ngọn cay, những cây cổ thụ dám đương đầu với dòng nứớc lũ và những mái ngói nhấp nhô nơi duy nhất để người dân bám trụ. Mội người từ cụ già đến trẻ em đều sống trong tâm trạng lo lắng, hoang mang, lo sợ, làn đa xám đi vì lạnh. Có những đứa trẻ mới sinh ra được vài tháng, cơ thể như không còn chút sinh lực. Họ sống trong tình trạng thiếu thốn, không điện, không thức ăn, nước uống. Nhiều thanh niên đi mò trong biển nước, những cây lúa còn sót lại một cách vô vọng.
Chính phủ đã kêu gọi tinh thần “lá lành đùm lá rách’. Đâu đây, những chiếc xuồng cứu trợ màu da cam tươi cười đến với nhân dân. Rồi cả những chiếc trực thăng cũng dược huy động, dù chỉ là những gói mì nhỏ bé nhưng trong dó chan chửa, tất cả tình câm của nhân dân khắp mọi miền hướng về miền Trung thân yêu Màu áo xanh của bộ đội, của thanh niên tình nguyện; màu ậo vàng của các chiến sĩ công an ngày đêm gắn bó với bà con vùng lũ. Nhân dân lấy lại tinh thổn và sức lực, dũng cảm vượt qua những tháng ngáy gian khổ Trên những mái nhà ẩm ướt, khói đã bốc lên và nhờ những, gói mì và hạt gạo ít ỏi đó mà đôi môi còn trẻ trở lại hồng hào. Những chiếc bè đỗ dập dềnh chờ đợi một điều kỳ diệu.
Trận lũ đã đi qua nhưng nó để lại bao cảnh thương tâm. Người nông dân “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, không quản ngại “một nắng hai sương” giờ lại tay trắng. Nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò đều trôi thẹo dòng nước lũ. Chỉ mới tháng trước ở đây; còn là một khu dân cư đông đúc mà bây giờ đã là bãi đất bằng. Không chỉ có thế, trận lũ còn cướp đi bao sinh mạng người vô tội. Bao gia đinh lâm vào cảnh “tan đàn sẻ nghé”: đứa trẻ mắt đỏ hoe gọi chà, người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Tôi có thể nhìn rõ gương mặt bạo tàn và nụ cười nham hiểm của Thủy Tinh độc ác. Hắn cười trên nỗi đau khổ của người khác, tiếng cười nghe thật ghê rợn. Do được ủng hộ đồng bào lũ lụt ngày ngày vẫn được ăn no để làm vơi đi phần nào đau khổ của người dân nhưng có một điều chắc chắn rằng: nỗi khổ mất đi một người thân là không gì bù đắp được.
Cơn lũ dữ rồi cũng qua đi. Cuộc sống của người dân dần trở lại nhịp thường ngày nhưng nỗi lo âu, phấp phỏng thì vẫn còn đó. Còn tôi, tôi nghĩ rằng trí thông minh do tạo hóa ban cho con người, vậy chúng ta sẽ dùng nó để chế ngự thiên nhiên. Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi mà tôi chưa trả lời được:
“Đến khi nào nhân dân ta mới không phải chịu hậu quả của nước lũ? Đến khi nào trận lũ như năm 2000 mới không tái diễn?”.