Đề thi học sinh giỏi:Thơ không có trí tưởng tượng như bể cạn hết nước
A. YÊU CẦU CHUNG:
– HS biết cách vận dụng kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận xã hội đúng yêu cầu của đề bài.
– Bài làm có bố cục rõ ràng mạch lạc, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
-“Đất, nước, cỏ”: Là những vật vô tri thuộc về thế giới tự nhiên. Trong bài thơ chúng là những hình ảnh ẩn dụ thể hiện quan niệm của người nghệ sĩ về thế giới con người.
–“Tôn cao nhau”: Nâng đỡ, ủng hộ, đề cao, giúp đỡ nhau.
– “Làm đầy nhau”: Bù đắp, bổ sung cho nhau để hoàn thiện.
– “Đan vào nhau làm nên những chân trời”: Đoàn kết, gắn bó với nhau để làm nên khối thống nhất và vững mạnh.
Lưu ý: dựa vào các luận điểm học sinh lấy dẫn chứng cho phù hợp.
– Bài thơ không cao giọng giảng đạo mà chỉ nêu một vấn đề để người đọc ngẫm nghĩ. Từ đó rút ra bài học thấm thía về cách sống, cách làm người: vật vô tri sống với nhau còn có tình, con người sống với nhau như thế nào để trở nên “người” hơn.
“Thơ đòi cô đúc để rồi trong một phút nổ ra như tiếng sét. Thơ không có trí tưởng tượng như bể cạn hết nước”
1. Lập luận nêu bật vấn đề. Phân tích tác phẩm tinh tế, sâu sắc.
2. Biết chọn những tác phẩm tiêu biểu.
3. Diễn đạt chính xác, giàu hình ảnh, gợi cảm.
Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo được những ý sau:
– Thơ đòi cô đúc: Yêu cầu về phẩm chất của thơ ca: phải có tính hàm súc.
– Trong một phút nổ ra như tiếng sét: Trạng thái đặc biệt trong quá trình sáng tạo thơ ca: sự bùng nổ, lan truyền cảm xúc.
– Thơ không có trí tưởng tượng như bể cạn hết nước:
+ bể cạn hết nước: thơ ca chỉ là những chữ nghĩa vô hồn, không đạt đến mức tuyệt đích.
+ Khẳng định vai trò quan trọng của trí tưởng tượng, tính sáng tạo trong thơ.
– Ý kiến của Chế Lan Viên: Khẳng định về đặc điểm nổi bật và yêu cầu sáng tạo của thơ ca, của người cầm bút để tạo ra được những vần thơ tuyệt bút.
– Thơ đòi cô đúc: Tính hàm súc là yêu cầu hàng đầu đối với sáng tác thơ ca.
+ Thơ ca ghi lại cảm xúc của người nghệ sĩ trước hiện thực khách quan, kết tinh từ những trải nghiệm cuộc sống.
+ Cảm xúc dạt dào, phong phú của người nghệ sĩ phải được dồn nén lại và gởi vào thơ theo mộ
t cách đặc biệt.
+ Chất liệu của thi ca là từ ngữ. Từ ngữ vốn đã tiềm ẩn vẻ đẹp và dưới ngòi bút của nhà trơ trở nên kì diệu hơn.
2.0 điểm
+ Tiếng sét chính là tác động thẩm mĩ của ngôn ngữ thơ đối với tâm hồn người đọc.
+ Hình ảnh thơ cô động nhưng có sức lan tỏa đặc biệt tạo nên hiệu quả thẩm mĩ lớn lao cho thơ.
+ Sự bùng nổ cảm xúc trong thơ là phản ứng tất yếu của những cảm xúc được dồn nén.
+ Thơ ca trung đại: “ý tại ngôn ngoại”, “ngôn tận nhi ý bất bận”, “ý đáo nhi bút bất đáo”
+ Thơ hiện đại: không gò bó nhưng vẫn mang thuộc tính của thơ ca. (Chẳng hạn đoạn thơ: “Ta muốn ôm … cỏ rạng” của Xuân Diệu. Câu chữ đoạn thơ lắng đọng nhưng cảm xúc mãnh liệt)
+ Trí tưởng tượng là tiền đề cho sáng tạo thơ vừa làm nên sức mạnh nội tại cho thơ.
. Người nghệ sĩ vận dụng trí tưởng tượng để sáng tạo nên những hình ảnh thơ mới lạ, vừa cô đúc vừa có độ rung của cảm xúc.
. Những hình ảnh phong phú, mới mẻ của thơ ca có sức hấp dẫn người đọc, nâng đỡ, bồi đắp tâm hồn con người.
+ Nhưng tưởng tượng mà không xa rời, thoát li đời sống.
+ Những câu thơ đầy mới mẻ, sáng tạo của Xuân Diệu: Tháng giêng ngon …
+ Chế Lan Viên với Tiếng hát con tàu có những vần thơ mang tính triết lí nhờ khả năng liên tưởng độc đáo.
+ Những câu thơ tượng trưng của Thanh Thảo thật sự là những mặt rubic, đại diện cho phương diện đa nghĩa của hình tượng thơ.
– Đối với người làm thơ: Nghệ sĩ không chỉ là phu chữ trong việc lựa chọn, sắp xếp ngôn từ, hình ảnh sao cho cô đúc, ngắn gọn mà còn phải mang đến sự mới lạ, độc đáo cho hình ảnh thơ.
– Đối với người đọc: Phải vận dụng tất cả các giác quan, lí trí để thấu hiểu trọn vẹn ý nghĩa của thơ.