Đề thi chọn đội tuyển HSG văn 11Cái tôi trong Vội vàng và Tràng Giang
– Biết làm bài văn nghị luận về một vấn đề lí luận văn học kết hợp với kiểu bài phân tích tác phẩm thơ. Phương pháp, kĩ năng làm bài chắc chắn, linh hoạt.
– Văn viết giàu cảm xúc, hình ảnh.
– Bố cục rõ ràng, kết cấu chặt chẽ; không mắc lỗi về dùng từ, chính tả, diễn đạt, kiến thức và ngữ pháp.
* Yêu cầu về kiến thức:
Có thể có nhiều cách trình bày nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
I. Giải thích:
– Làm người không nên có cái tôi: Cái tôi ở đây có thể hiểu là ý thức cá nhân, cũng như cá tính riêng của mỗi người. Trong cách nghĩ của người xưa là hiện thân của một tư tưởng cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, nhỏ bé, tầm thường.
– Làm thơ: sáng tác văn chương; đặt ra yêu cầu bức thiết, sinh tử đối với thơ ca là không thể không có cái tôi. Cái tôi trong thơ ca được hiểu là cái tôi cảm xúc, cá tính sáng tạo của nhà thơ.
=> Nhà thơ Viên Mai: đặt ra yêu cầu quan trọng đối với nhà thơ là phải thể hiện cái tôi cá nhân vào trong sáng tạo nghệ thuật của mình. Trang thơ phải thể hiện được cái tôi của nhà thơ sâu sắc nhất.
II. Bình luận:
– Làm thơ không thể không có cái tôi: Điều đó bắt nguồn từ đặc trưng của thơ ca. Thơ là sự tự thể hiện mình một cách chân thực nhất. NĐT “Thơ là tiếng nói đầu tiên tiếng nói thứ nhất của tâm hồn con người”; Thơ là “tiếng lòng của nhà thơ“(Diệp Tiến). Nhà thơ tìm đến thơ để giãi bày những cảm xúc dâng trào không nói ra không được.In đậm dấu ấn cá nhân của người viết. Xúc cảm trong thơ là những trăn trở, tình cảm suy nghĩ của chính nhà thơ, nên làm thơ không thể không có cái tôi là vậy.
– Do quy luật, bản chất của sáng tạo nghệ thuật là luôn sáng tạo: “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có“(Nam Cao)=> đòi hỏi nhà thơ phải có phong cách nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn.
III. Trở thành quan điểm sáng tác ý nghĩa, xác đáng đối với thơ ca, nói rộng ra là văn chương nghệ thuật. Ý kiến này đã thể hiện sâu sắc trong thực tế sáng tác thơ ca không chỉ ở Trung Quốc mà còn đối với thế giới và đặc biệt trong phong trào Thơ mới Việt Nam giai đoạn 1932-1941. Làm xuất hiện một loạt cái tôi độc đáo tạo nên sự phong phú của một thời đại thơ ca. Với những cây bút tiêu biểu và ở những thi phẩm nổi tiếng của họ:
1. Xuân Diệu và bài Vội vàng
a. Cái tôi của Xuân Diệu:
– Là nhà thơ mới nhất trong phong trào Thơ mới, với hồn thơ nồng nàn, đắm say: ” Ta đắm say cùng Xuân Diệu“(Hoài Thanh). Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt khi vui cũng như khi buồn đều nồng nàn tha thiết.
– Lòng yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt, say mê, mãnh liệt của một niềm khát khao được giao cảm với cuộc đời(Nguyễn Đăng Mạnh). Đã khiến thơ Xuân Diệu có một nguồn sống dào dạt chưa từng thấy ở chốn nước non lặng lẽ này.
b. Ở Vội vàng tiêu biểu cho hồn thơ ấy của thi sĩ:
– Ham muốn kì lạ, khác thường: cầm giữ mùa xuân.
– Ở sự cảm nhận mùa xuân đẹp mới lạ, đầy sức sống, sức quyến rũ như một người tình rạo rực say mê đắm đuối. Ở niềm khát khao tận hưởng vẻ đẹp của mùa xuân nơi trần thế tuyệt đẹp như hưởng thụ tình yêu.
– Ở quan niệm tuổi trẻ và tình yêu thiết tha đối với tuổi trẻ của con người.
– Ở lòng ham sống đến tham lam ham hố, muốn hưởng thụ đên tuyệt đích vô biên mọi cái đẹp, cái vui của cuộc sống này, giữa lúc tuổi trẻ, như trạng thái yêu đương mỗi lúc một mãnh liệt.
2. Huy Cận và Tràng Giang:
a. Là cái tôi buồn sầu, ảo não bậc nhất của Thơ mới. Người đã gọi dậy cái hồn buồn Đông Á, người đã khơi lại cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này. Để rồi “ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận“(Hoài Thanh”):
b. Tràng giang tiêu biểu cho hồn thơ ấy:
– Nỗi buồn sầu vũ trụ trải dài, vươn rông đến vô cùng vô tận của sóng nước tràng giang.
– Nỗi niềm cô tịch trước không gian hoang vắng, hun hút với ba chiều càng buồn càng sầu.
– Niềm khat khao giao cảm với đời
– Nỗi nhớ quê da diết.
III. Đánh giá
– Còn biết bao tiếng thơ độc đáo nữa hiện hữu trong phong trào thơ mới như hồn thơ rộng mở của thế Lữ; trong sáng như Huy Thông, mơ màng như Lưu Trọng Lư, kỳ dị như Chế Lan Viên,…..
– Những hồn thơ ấy, đã góp phần làm nên một thời đại rực rỡ chưa từng thấy trong thi ca VN