Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi môn văn lớp 11. đề 14
Câu
1
– “Đèn đỏ”: là tín hiệu điều hành trên những nút giao thông quan trọng yêu cầu người đi đường dừng lại. Đèn đỏ trên đường giao thông tạo qui tác, nền nếp và nét đẹp văn hóa của những nguời tham gia giao thông, nhằm đảm bảo sự an toàn cho tất cả.
– “Đèn đỏ trên đường đời” là cách nói hình ảnh nhắc nhở con người trên hành trình cuộc đời cần có sự tự nhận thức và tự điều chỉnh hành vi kịp thời để dừng lại trước những giới hạn mang tính qui tắc, chuẩn mực của bản thân và cộng đồng để kiến tạo cuộc sống tốt đẹp.
– Trên đường giao thông hiện đại, nếu người tham gia giao thông không chấp hành luật lệ, không dừng lại khi có tín hiệu đèn đỏ sẽ gây rối loạn, ùn tắc giao thông, thậm chí xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
0,5
+ Có những đèn đỏ do nhà nước đặt ra gắn liền với luật, yêu cầu mọi công dân phải chấp hành nghiêm, nếu vi phạm sẽ bị xử lí theo pháp luật. Những đèn đỏ này khuôn con người vào kỉ cương, phép nước, sống có đạo đức, đảm bảo trật tự an ninh xã hội và quyền lợi của mỗi cá nhân. (Nêu dẫn chứng cụ thể minh họa)
+ Có những đèn đỏ do cá nhân tự đặt ra gắn liền với lương tâm, đạo đức và mục tiêu phấn đấu để tự nhận thức những việc nên làm và những việc không nên làm, biết dừng lại đúng lúc trước những cạm bẫy của cuộc sống. (Nêu dẫn chứng cụ thể minh họa)
1,0
1,0
– Trái với những người tuân thủ những qui tắc, luật lệ của những đèn đỏ trên đường đời là những người sống buông thả, vô tổ chức, gây tác hại nghiêm trọng, cần phê phán. (Nêu dẫn chứng cụ thể minh họa)
– Đôi khi đứng trước những đèn đỏ không mang tính vi phạm pháp luật, không trái với lương tâm, đạo đức mà chỉ là những khó khăn thách thức, những giới hạn thì hãy vượt qua để thử sức, kiểm nghiệm và tự khẳng định giá trị của bản thân. (Nêu dẫn chứng cụ thể minh họa)
0,5
0,5
– Biết dừng lại trước những đèn đỏ của đường đời là người thông minh, sáng suốt, có kỹ năng sống linh hoạt, bảo toàn nhân cách, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống văn minh cho mình và cho mọi nguời trong xã hội hiện đại.
– Không tự nhận biết hoặc cố tình không dừng lại trước những đèn đỏ của đường đời là kẻ liều lĩnh, ngu muội, gây tai họa khó sửa chữa cho mình và cho mọi người.
Mỗi công dân đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt có một dạng vân chữ
Không trộn lẫn.
(Vân chữ)
Anh (chị) hãy đi tìm “vân chữ” của nhà thơ Xuân Diệu qua một số bài thơ đã học và đã đọc.
Câu
2
– Sự sáng tạo và dấu ấn PCNT của người nghệ sĩ qua “vân chữ” của văn bản ngôn từ.
– Xuân Diệu là một người nghệ sĩ với dấu ấn “vân chữ” đặc biệt sáng tạo.
– “Vân tay”: dấu hiệu để nhận dạng, phân biệt mỗi công dân, không thể nhầm lẫn.
– “Vân chữ”: dấu ấn ngôn ngữ riêng của mỗi nhà thơ. Hiểu rộng ra, “vân chữ” là dấu ấn PCNT độc đáo, riêng biệt, không thể trộn lẫn, là những sáng tạo của mỗi nhà thơ, nhà văn.
– PCNT cũng là phẩm chất, là tiêu chí để đánh giá, nhận diện một nghệ sĩ chân chính, có tài năng thực sự (nhà thơ “thứ thiệt”)
hay chỉ là thợ sao chép, bắt chước. “Vân chữ” cũng quan trọng như “vân tay”, là tấm “giấy thông hành” để người nghệ sĩ tự tin bước vào địa hạt văn chương và tự khẳng định vị trí, tài năng của mình.
– PCNT của người nghệ sĩ thể hiện qua nhiều yếu tố: nhãn quan, tư tưởng nghệ thuật, đề tài, chủ đề, hình tượng nghệ thuật, ngôn ngữ, bút pháp thể hiện …v.v..
a. “Vân chữ” của nhà thơ Xuân Diệu bộc lộ tinh tế và độc đáo trên nhiều bình diện, phát lộ những cái “mới nhất trong các nhà thơ mới”:
– Ngôn ngữ thơ bộc lộ cái nhìn và sự cảm nhận thế giới bằng đôi mắt trẻ trung, xanh non, biếc rờn và ngơ ngác như lần đầu vừa phát hiện, đầy vui sướng và háo hức đón nhận.
– Thế giới nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu là cuộc đời trần thế đáng yêu và đáng sống. Qua đó tác giả phát ngôn cho quan niệm sống tích cực, gắn bó với cuộc đời trần thế bằng tình yêu mãnh liệt và sự khao khát tận hưởng vô biên.
– Thơ Xuân Diệu phát ngôn cho một quan niệm thẩm mĩ nghệ thuật mới mẻ chưa từng có trong thơ ca Việt Nam: coi chuẩn mực cái đẹp là con người đang trong độ tuổi thanh xuân, khác hẳn thơ ca trung đại lấy thước đo chuẩn mực cái đẹp là thiên nhiên.
– Thơ Xuân Diệu sáng tác theo cảm hứng và bút pháp lãng mạn, ảnh hưởng của thi pháp thơ ca lãng mạn phương Tây hiện đại từ lối thơ tự do, cách cấu trúc câu thơ mới lạ, vắt dòng, vắt ý thơ liên tục cho đến cách sử dụng từ ngữ, xây dựng hình ảnh và sử dụng các biện pháp tu từ …
(HS có thể chứng minh các biểu hiện trên bằng bài thơ “Vội vàng” …)
4,0
(HS có thể chứng minh các biểu hiện trên bằng bài thơ “Đây mùa thu tới” hoặc “Thơ duyên”…)
– Tất cả đã chứng tỏ một phong cách thơ Xuân Diệu giữa thời đại thơ mới: vừa tài hoa uyên bác vừa mới mẻ hiện đại, giàu cá tính sáng tạo để lưu lại “vân chữ” của một “nhà thơ thứ thiệt”.
– Xuân Diệu với những bài thơ độc đáo đã chứng minh quan niệm đúng đắn của nhà thơ Lê Đạt về dấu ấn PCNT độc đáo của mỗi nghệ sĩ.