Dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam lớp 9 chi tiết đầy đủ

Hướng dẫn học sinh lập dàn ý bài văn thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam lớp 9 hay nhất, dàn bài về chiếc nón lá chi tiết. Bên cạnh chiếc áo dài thướt tha, chiếc nón lá cũng là một trong những biểu tượng cho nét đẹp văn hóa Việt Nam. Vật dụng quen thuộc này đã hiện diện từ rất sớm và gắn bó với cuộc sống của mỗi người dân Việt đặc biệt là đồng bào miền Nam. Từ bao đời, chiếc nón lá đã che nắng, che mưa cho người nông dân những ngày vất vả trên đồng ruộng. Nón lá còn là vật dụng quen tay dùng thay quạt để làm mát trong những buổi trò chuyện rôm rả của các bà, các cô khi tan buổi chợ sớm. Cho đến ngày nay, nón lá vẫn cùng chị em duyên dáng bên áo bà ba, áo dài trong ngày thường cũng như ngày hội. Không biết tự bao giờ, chiếc nón lá đã đi vào đời sống con người, đi vào nếp sống thôn quê, vào lời ca tiếng hát và văn hóa của ta một cách hết sức bình dị nhưng sâu sắc. Dưới đây là dàn ý chi tiết cho bài viết thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam lớp 9. Hãy cùng wikisecret tham khảo ngay bên dưới nhé.

Thuyết minh về chiếc nón lá - Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam
Nón lá rất đặc trưng ở Việt Nam và công dụng che nắng che mưa phổ biến

Video dàn ý thuyết minh về nón lá

Dàn ý thuyết minh về nón lá và bài làm huyết minh về chiếc nón lá lớp 9

DÀN Ý THUYẾT MINH VỀ CHIẾC NÓN LÁ VIỆT NAM LỚP 8 9

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu chung về chiếc nón lá Việt Nam (vật dụng quen thuộc trong đời sống, gắn bó với người dân, gợi lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam,…).

II. THÂN BÀI

Hình dáng: hình chóp

Cấu tạo của nón lá:

  • Thân nón: gồm khung có 16 nang vành và phần lá bên ngoài.
  • Quai nón: dây mảnh buộc qua nón để cố định.

Nguyên vật liệu làm nón Việt Nam:

  • Lá lợp: lá non (lá cọ, lá nón, lá buông, lá cối,…).
  • Nang nón, vành nón: tre, nứa,…
  • Vật liệu khâu nón: sợi guộc, dây cước,…
  • Vật liệu trang trí: nilon, sợi len, tranh ảnh,…
  • Quai nón: vải lụa, vải nhung, các loại vải khác,…

Quy trình làm nón lá:

  • Xử lí lá: ủi phẳng nhiều lần, phơi khô, làm mềm, cắt tỉa lá…
  • Làm khuôn: vót tre nứa, uốn cong, tạo dáng, cố định nang,…
  • Lợp và khâu nón: lắp lá lên khuôn, dùng cước hoặc guộc khâu theo 16 nang vành,…

Công dụng của nón lá:

  • Che nắng, che mưa.
  • Trang trí, làm đẹp.
  • Làm đạo cụ trong văn nghệ, ca múa,…
  • Thể hiện nét độc đáo riêng trong văn hóa.

Ý nghĩa của chiếc nón lá Việt Nam:

  • Nón lá là vật quen thuộc và có ích cho con người.
  • Gắn bó với đời sống lao động và đời sống tinh thần của người dân Việt.
  • Biểu trưng cho nét đẹp truyền thống văn hóa dân tộc.

III. KẾT BÀI

Khái quát lại suy nghĩ, nhận định của bản thân về chiếc nón lá Việt Nam (vai trò, giá trị,…). Lời khuyên, lời kêu gọi (gìn giữ nón lá, gìn giữ nét đẹp…).

Bài làm thuyết minh về chiếc nón lá lớp 9

Nón lá từ xưa đến nay đã trở thành nét đẹp văn hóa của người Việt, chiếc nón lá có sự gắn bó với người lao động Việt Nam, hình ảnh những thiếu nữ đôi mươi mặc áo dài, đội nón lá đã trở thành biểu tượng của người Việt. Hình ảnh có sức lay động và truyền cảm hứng với bạn bè về văn hóa, con người.

Nón lá thân thương với hình ảnh người con gái Việt mặc áo dài, tay cầm nón lá chính là biểu tượng du lịch. Tà áo dài là trang phục truyền thống nón lá vật dụng không thể thiếu bởi đất nước ta nguồn gốc từ một nước nông nghiệp, thường xuyên làm việc ngoài trời thời tiết nhiệt đới nắng nóng nên cần có một vật dụng để che nắng khi làm việc từ đó nón lá ra đời. Hình ảnh những chiếc nón trắng giữa đồng luôn là hình tượng quen thuộc với mỗi người chúng ta.

Nón lá công dụng cũng như các loại mũ khác. Nón lá dạng hình chóp, đáy tròn trịa thường có đường kính khoảng từ 50 cm đến 60 cm. Nón lá dùng làm vật trang trí đường kính nhỏ hơn hoặc lớn hơn. Nón lá thường được làm bằng lá cọ hoặc lá dừa, người ta thường chọn các loại lá này bởi tính chất dai, không thấm nước. Tên gọi chiếc nón lá cũng xuất phát từ hình dáng cũng như nguyên liệu chính để làm ra nón.

Nguyên liêu làm nón còn có nan tre, kim chỉ, hình ảnh trang trí. Khi làm nón lá lá dừa hoặc lá cọ sẽ được chọn lựa kĩ càng thường người ta hay chọn lá cọ. Lá làm nón phải đạt tiêu chuẩn xanh, nổi gân, bóng bẩy. Lá sau khi được chọn phơi héo từ 2 đến 4 tiếng, khi lá mềm chuẩn bị để làm thành nón. Chuẩn bị nguyên liệu nan tre. Nan tre từ thân cây tre, độ mềm dẻo dễ uốn nắn. Nan tre được vót tròn đường kính khoảng 1 đến 2 cm. Nguyên liệu sau cùng mà người làm cần có đó là kim chỉ màu và hình ảnh trang trí, sơn dầu.

Những chiếc nón lá ngày nay trang trí đa dạng, đảm bảo yêu cầu thẩm mĩ người tiêu dùng. Sau khi trang trí xong, họ sẽ phết một lớp sơn dầu lên bên trên để tạo độ bóng bề mặt ngoài nón và giúp chiếc nón lá có độ bền màu khi sử dụng sẽ lâu hơn. Người dùng chỉ cần chọn quai nón theo sở thích, dây quai nón người ta hay chọn các dải lụa hoặc vải tổng hợp, chiều dài thường từ 70 đến 80 cm. Dây quai nón giữ chắc nón trên đầu hoặc công dụng để treo nón lên cao, khi đó thì việc bảo quản chiếc nón lá sẽ lâu dài hơn.

Chiếc nón lá Việt Nam thể hiện truyền thống văn hóa và là sản phẩm của người Việt Nam làm tôn lên vẻ đẹp, duyên dáng và gợi của của người phụ nữ Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button