Dàn ý đề: phân tích Nỗi sầu oán của người cung nữ trích Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều

Đề bài: Em hãy lập dàn ý để phân tíchNỗi sầu oán của người cung nữ trích Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều

Bài làm

I. Mở bài

– Điển hình cho thể loại thơ Nôm, đạt khả năng phản ánh rõ sự thật về thời đại,vấn đề nhân đạo,trình độ nghệ thuật bậc thầy

– Từ sự thông cảm với những cô cung nữ có phẩm chất, tài năng nhưng do cuộc sống của vua chúa bị coi như đồ chơi rẻ mạt bị bỏ rơi.

– Dự bế tắc của nhà thơ trước lớp người nhà nho thời ông sống.

II. Thân bài

– Tâm trạng của họ hóa buồn vào trong cảnh vật trước không gian ảm đạm, bưng bít nơi chốn phòng the lạnh lẽo, thời gian tàn tạ, cảnh ngày thu heo hắt… trống trải trước không gian

– nỗi buồn man mác về đêm, tô đậm thêm cảm giác cô đơn

– Tâm trạng của nàng cũng vô cùng nhiều cung bậc, lúc trầm lúc bổng, lúc thì lại hy vọng, lại quay về thất vọng buồn chán là tiếng than cho bản thân

– nàng lại tưởng tượng tới cảnh hương tàn phấn nhạt…=> sớm hóa thành căm phẫn, đôi khi muốn được thoát li hiện tại khó khăn, số phận bức bách để được sống với đúng bản thân con người tự do, với quá khứ giản dị mà chân thành

– miêu tả nỗi thê thảm trong cuộc sống cô đơn, tù túng.

Xem thêm:  Soạn văn bài: Đại cáo bình Ngô – Phần 1: Tác giả Nguyễn Trãi (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

– nàng mưu cầu nhiều cái mà một người đàn bà mong muốn đòi hỏi được đáp ứng nhưng mà không được đáp đền

– đổ lỗi cho thân phận không xong, trách giận thực tại phũ phàng, trách Nhà vua-chồng nàng

– gián tiếp tố cáo cuộc sống phè phỡn xa hoa của bọn vua chúa

– cá nhân tự ý thức về “con người thừa”

– tâm sự thầm kín của nhà thơ đương thời, phê phán gay gắt cái xã hội kia.

– cái quyền được sống, được hưởng mọi hạnh phúc của người phụ nữ còn hạn hẹp, phận người phụ nữ muốn bứt tung cái xiềng xích Nho giáo

III. Kết bài

  • Nguyễn Gia Thiều một thi nhân của thời đại, với lòng nhân đạo sâu sắc,
  • của sự cảm thông sâu sắc, nỗi đau người phụ nữ nơi cung vua chúa thời xưa,

tố cáo được thời điểm suy tàn của lịch sử

  • tác phẩm xuất sắc trong nền văn học dân tộc, vị trí quan trọng trong chương trình giáo dục văn học các cấp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button