Dàn ý bài: Bình giảng khổ thơ “Dốc lên khúc khuỷu…mưa xa khơi” trong bài thơ Tây Tiến

Dưới đây là phân tích 4 câu thơ dốc lên khúc khuỷu để thể hiện được nét đặc sắc về nghệ thuật của câu thơ dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm mà wikisecret tổng hợp mới nhất dưới đây nhé.

Video nội dung đoạn thơ dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Em hãy lập dàn ý bài: Bình giảng khổ thơ “Dốc lên khúc khuỷu…mưa xa khơi” trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

A, Mở bài:

-Giới thiệu tác giả Quang Dũng và tác phẩm “Tây tiến”

Có lẽ đề tài viết về người lính trong kháng chiến chống Pháp là một đề tài lớn trong thơ ca. Nhưng không bài thơ nào cũng có một sức sống như bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng. Thi phẩm như đã khắc chạm vào thời gian và lòng người trong hơn nửa thế kỉ qua một ấn tượng đẹp không bao giờ có thể phai mờ. Cái tượng đài hùng vĩ và bi tráng ấy đã làm cho tên tuổi nhà thơ trở thành bất tử.

Bài thơ gồm có 4 phần, tràn ngập một nỗi nhớ về chiến trường miền Tây, về đồng đội thân yêu:

“Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

B, Thân bài:

1, Đoạn thơ trên như đã làm hiện lên cảnh tượng chiến trường, nơi hoạt động và chiến đấu của đoàn binh Tây Tiến trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp.

-Đoạn thơ đã tái hiện một cách thật nhất, chân thực nhất, sống động nhất về vẻ đẹp hùng vĩ,nên thơ của thiên nhiên Tây Bắc với đèo dốc quanh co,gập ghềnh,núi non trập trùng,cao ngất,thung lũng êm đềm,…

+Cảnh núi non hùng vĩ,rừng thiêng hoang vu được phác họa lên trong câu thơ mang đậm tính họa này. Người lính Tây tiến như phải đối diện với những thử thách ghê người! Dốc tiếp dốc,núi tiếp núi dựng thành cao ngất.

+Dốc lên cao thì “khúc khuỷu” đầy những khó khăn mở ra, dốc lại còn quanh co,gập ghềnh! Dốc xuống không khác gì dốc lên thì sâu hút “thăm thẳm”. Đoàn quân đi trong biển sương mù, phải vượt qua những cồn mây “heo hút” hẻo lánh, hiu quạnh và vô cùng vắng vẻ.

+Giữa cái nền lạnh,cái heo hút,cái chất ngất của những cồn mây trên những đỉnh núi mù sương, con người không hề bị chìm đi,mờ đi.

-Trên nền của khung cảnh đó, nổi bật hình ảnh người lính Tây Tiến hồn nhiên,tinh nghịch,…

+Mũi súng của những người lính vệ quốc như vẫn tua tủa giương cao, đoàn quân vẫn hùng dũng tiến lên, tưởng như “súng ngửi trời”. Một hình ảnh nhân hoá ngộ nghĩnh, pha những nét tếu táo, một nét vẽ thật đậm chất tài hoa với thủ pháp nghệ thuật “tá gươm hình tướng”, lấy mũi súng ấy để khắc hoạ chí khí kiên cường,tinh thần lạc quan yêu đời,tâm hồn phơi phới của những người lính trẻ trong gian khổ.

+Với cách ngắt nhịp độc đáo, nhịp thơ 4/3, cách sử dụng các từ láy(khúc khuỷu,thăm thẳm,heo hút), nghệ thuật phối hợp các thanh trắc đặt vào các chữ thứ 2,thứ 4,thứ 6,thứ 7(khuỷu,thẳm,hút,ngửi,thước xuống), tạo nên giọng thơ,điệu thơ gắt,dồn nén lại, góp phần diễn tả hơi thở gấp của những chiến binh đang trèo đèo,vượt dốc với sức mạnh “núi không đè nổi vai vươn tới”(Lên Tây Bắc – Tố Hữu).

+ Và phía trước như lại có những đỉnh núi cao ngất trời “ngàn thước” mà đoàn quân phải băng qua, phải “lên cao” rồi phải trèo “xuống”. Câu thơ lúc này như bị bẻ gãy, như bị gập lại một cách đột ngột bị, câu thơ như vẽ lên mái núi sừng sững chất ngất:

“Ngàn thước lên cao // ngàn thước xuống”.

+Với ba câu đầu của đoạn thơ trên,tác giả sử dụng tiểu đối rất thành công. Có “Dốc lên khúc khuỷu” thì lại có dốc xuống “thăm thẳm”. Lên thì cao vời xuống thì thăm thẳm, những từ ngữ như biểu tượng được hình dáng

+Giữa cái nề của thiên nhiên “heo hút cồn mây” cảm thấy “súng ngửi trời”. Phải vượt qua “ngàn thước lên cao” lại phải “ngàn thước xuống”. Các tiểu đối ấy như mang giá trị thẩm mĩ làm hiện lên những chặng đường hành quân nối tiếp xuất hiện, hết khó khăn này lại gặp thử thách khác. Gian nan và khó khăn lên đến tột bậc mà kiên cường cũng tột bậc, đó là chí khí anh hùng, đó là màu sắc lãng mạn. Dường như tâm hồn người lính trẻ thì phơi phới, vần thơ cũng phơi phới chắp cánh bay lên.

2, Nếu như ba câu đầu, những thanh trắc đã làm cho âm điệu thơ như quặn lại“thắt lại” thì câu thơ cuối đoạn lại gồm toàn thanh bằng,nhẹ nhàng,thanh thản và lâng lâng trong mỗi người

“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”.

Hình như đoàn quân lúc này đã tạm dừng lại, nghỉ chân giữa lưng đèo hay trên đỉnh núi, người lính chiến phóng tầm mắt về phía Pha Luông(Sơn La) xa khơi,say sưa ngắm nhìn những ngôi nhà sàn của đồng bào Thái qua màn mưa rừng. Đó là nơi các anh hướng tới và đi tới….Hai chữ “nhà ai” phiếm chỉ, gợi lên nỗi niềm bâng khuâng và ngạc nhiên trước bản làng xa lạ giữa núi rừng Tây Bắc.

Về nghệ thuật:

-Ngôn ngữ trong đoạn thơ có sự hoà quyện của chất nhạc và chất hoạ.

-Sự phối hợp hài hoà những câu thơ mang thanh trắc và thanh bằng như đã tạo nên những nét vẽ táo bạo, gân guốc và những nét vẽ mềm mại, phóng khoáng,…tạo lên sự thành công của bài thơ.

C, Kết bài:

-Đoạn thơ trên đây đã ghi lại một không gian nghệ thuật hoành tráng về cảnh núi rừng chiến khu, về những chặng đường hành quân chiến đấu vô cùng gian khổ của đoàn binh Tây Tiến. Thiên nhiên hùng vĩ và gian khổ chiến trường đã tô đậm và khẳng định chí can trường và bản lĩnh phi thường của anh bộ đội Cụ Hồ, những chàng trai Hà Nội dũng cảm, hào hoa,đồng đội thân yêu của nhà thơ.

-Đoạn thơ hội tụ bao vẻ đẹp. Vẻ đẹp chí khí anh hùng của tuổi trẻ Việt Nam một thời máu lửa. Vẻ đẹp của bút pháp tài hoa lãng mạn. Từ ngôn từ đến hình tượng, từ nhạc điệu đến vần điệu, từ thiên nhiên đến con người đều rất đẹp, mang dấu ấn một thời đại anh hùng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button