CPTPP là gì? Lợi ích khi tham gia hiệp định CPTPP
Việc tham gia vào hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương viết tắt là CP TPP đã đem đến rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho toàn thể nền kinh tế Việt Nam. Vậy hiệp định CP TPP là gì? Nguyên tắc khi tham gia hiệp định CPTPP? Hôm nay Wikisecret sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!
CP TPP là viết tắt của comprehensive and progressive agreement for trans-pacific partnership agreement, được dịch là hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. CPTPP làm một giờ hiệp định tự do thương mại fta kiểu mới. Hiệp định này ra đời là kết quả quá trình nỗ lực của tất cả các thành viên TPP, sau khi Hoa Kỳ rút khỏi hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương.
CP TPP là gì?
Hiện nay, hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CP TPP với sự tham gia của 11 nước thành viên đó là: Australia, Brunei, Canada, Chile, mexico, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Việt Nam. Việc tham gia vào hiệp định CPTPP là một bước tiến lớn của Việt Nam sau một thời gian dài đàm phán. Quốc hội đã thông qua nghị quyết về việc phê chuẩn hiệp định này, theo đó, hiệp định CP TPP sẽ chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019.
Mục đích khi tham gia hiệp định CP TPP
Sự ra đời và thành lập hiệp định CP TPP nhằm mục đích thúc đẩy hội nhập kinh tế tự do thương mại và đầu tư, tạo ra cơ hội mới cho người lao động và doanh nghiệp, nâng cao mức sống, lợi ích của người tiêu dùng, giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Sự tham gia hiệp định của các quốc gia thành viên là cơ sở để thắt chặt tình hữu nghị, giữa chính phủ và người dân các nước.
Gia tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường toàn cầu và tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành kinh tế, thông qua việc tạo ra cơ hội cho doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển và tăng cường chuỗi cung ứng khu vực.
Với đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa như Việt Nam, CPTPP giúp hỗ trợ tăng trưởng và phát triển vi mô, doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng cách tăng cường khả năng của doanh nghiệp đối với việc tham gia và hưởng lợi mà hiệp định mang lại.
Mục đích khi tham gia hiệp định CP TPP
Tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại xuất nhập khẩu hàng hóa, việc áp dụng thủ tục hải quan hiệu quả hơn, minh bạch hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí, đảm bảo khả năng dự báo cho các bên tham gia.
Thúc đẩy các quốc gia thành viên bảo vệ môi trường, đẩy mạnh mục tiêu phát triển bền vững, củng cố pháp luật về môi trường, hỗ trợ lẫn nhau trong các chính sách và hoạt động vì môi trường.
Lợi ích khi tham gia vào hiệp định CP TPP
Lợi ích đối với các ngành
Khi tham gia vào hiệp định CP TPP, những ngành được dự kiến có mức tăng trưởng cao đó là thực phẩm, đồ uống, dệt may, một số ngành sản xuất và dịch vụ khác. Theo nghiên cứu của Bộ kế hoạch và Đầu tư, CP TPP có thể tạo ra mức tăng trưởng bình quân từ 4 đến 5%, mức xuất khẩu tăng từ 8,7 đến 9,6%. Mức tăng trưởng của Việt Nam khi tham gia cp-tpp là điều tất yếu, bởi vì chúng ta đã mở rộng được thị trường sang ba nước mới, đồng thời nâng cao được khả năng cạnh tranh về hàng hóa dịch vụ hơn, mức giá ưu đãi hơn do tháo dỡ được hàng rào thuế quan.
Cải cách thể chế
Lợi ích khi tham gia vào hiệp định CP TPP
CP TPP là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế từ nông nghiệp chuyển sang hướng công nghiệp và dịch vụ, tạo điều kiện để tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế tiên tiến, từ đó thúc đẩy đầu tư cả trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.
Về việc làm và thu nhập
CP TPP sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn, nâng cao thu nhập và góp phần xóa đói giảm nghèo. Theo đó, tổng số việc làm tăng bình quân mỗi năm từ 20.000 đến 26 nghìn lao động, dự kiến giúp giảm 0,6 triệu người nghèo. Bên cạnh đó, sự tăng trưởng kinh tế giúp Việt Nam có thêm nguồn lực để cải thiện chất lượng, nhân lực để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Do hiệp định CP TPP bao gồm cả những nội dung về cam kết bảo vệ môi trường nên quá trình mở cửa tự do thương mại, thu hút đầu tư sẽ được thực hiện tốt hơn, thân thiện hơn, giúp nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững.
Việc tham gia vào hiệp định phát triển toàn diện và xuyên Thái Bình Dương CP TPP đã đem đến cho Việt Nam rất nhiều những cơ hội, song bên cạnh đó còn tồn tại vô vàn thách thức đòi hỏi chính phủ Việt Nam phải giải quyết. Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!