Chính trị là gì? Quan điểm về chính trị qua từng thời kỳ

Chính trị có lẽ là thuật ngữ được tranh cãi rất nhiều hiện nay. Ở mỗi thời kỳ khác nhau chính trị là được định nghĩa bằng những quan điểm khác nhau, giữa các nhà triết học khác nhau cũng có những tư tưởng không giống nhau. Vậy chính trị là gì? quan điểm chính trị là gì ?Quan điểm chính trị phát triển qua từng thời kỳ như thế nào? Hôm nay Wikisecret sẽ chia sẻ kiến thức bổ ích này tới bạn nhé!!!

Video quan điểm chính trị là gì

Quan điểm chính trị là gì

Quan điểm chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như dân tộc và các quốc gia với vấn đề về giành, giữ gìn, tổ chức và sử dụng quyền lực nhà nước. Chính trị còn là sự tham gia của nhân dân vào công việc của nhà nước và xã hội, bao gồm các hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị,…nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra thỏa mãn lợi ích.
Chính trị là gì?
Sự xuất hiện của chính trị đã ảnh hưởng rất lớn tới quá trình tồn tại và phát triển của cộng đồng, của quốc gia và toàn nhân loại. Khi nghiên cứu về chính trị đã có rất nhiều những quan điểm được đưa ra, những học thuyết khác nhau của các học giả bàn về các khía cạnh xung quanh vấn đề chính trị. Tuy nhiên hiện nay, chính trị đã được ra đời với tư cách là một khoa học nghiên cứu, như một chỉnh thể, có đối tượng, phương pháp, khái niệm, phạm trù…giống như bất kỳ một môn khoa học nghiên cứu nào khác.

chinh tri la gi0

Chính trị học là gì và Học chính trị là gì

Chính trị học hay khoa học chính trị là ngành khoa học xã hội liên quan đến các hệ thống quản trị và phân tích các hoạt động chính trị, tư tưởng chính trị, hiến pháp liên quan và hành vi chính trị

Theo Lênin: cái quan trọng nhất trong chính trị là “tổ chức cơ quan nhà nước”. Chính trị là:

+ Sự tham gia của nhân dân vào các việc của nhà nước, các định hướng của nhà nước, xác định hình thức, nhiệm vụ, nhân dân hoạt động của nhà nước.

+Bất kỳ vấn đề xã hội nào cũng mang tính chính trị vì việc giải quyết nó trực tiếp hoặc gián tiếp đều gắn với lợi ích của giai cấp, với vấn đề quyền lực.

Vậy quan điểm trên đòi hỏi ta phải tiếp cận chính trị với tư cách:

Là một hình thức hoạt đông xã hội đặc biệt.
Là một loạt quan hệ xã hội đặc thù.
Đối tượng:
– Chính trị có đối tượng nghiên cứu là những tính quy luật, quy luật chung nhất trong lĩnh vực chính trị của đời sống xã hộ

– Ngoài ra chính trị học cũng nghiên cứu cơ chế tác động, thủ thuật vận dụng những quy luật đó trong đời sống chính trị.

– Mọi hình thức hoạt động xã hội đặc biệt có liên quan đến vấn đề nhà nước như:

+ Hoạt động xác định mục tiêu chính trị trước mắt, mục tiêu triển vọng dưới dạng khả năng và hiện thực, cũng như những con đường giải quyết các mục tiêu đó có tính đến tương quan lực lượng xã hội, khả năng xã hội ở giai đoạn phát triển tương ứng của nó.

+ Hoạt động tìm kiếm, thực thi các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật, những hình thức tổ chức có hiệu quả đạt mục tiêu đã đề ra.

+ Việc lựa chọn, tổ chức, sắp xếp những cán bộ thích hợp nhằm hiện thực hóa có hiệu quả mục tiêu.

Ngoài ra chính trị học nghiên cứu các quan hệ giữa các chủ thể chính trị:

+ Quan hệ giữa các giai cấp, thực chất là quan hệ giữa các lợi ích chính trị và các giai cấp theo đuổi để hình thành lý luận về liên minh giai cấp, đấu tranh và hợp tác các giai cấp vì yêu cầu chính trị.

+ Quan hệ giữa chủ thể trong hệ thống tổ chức quyền lực: Đảng chính trị, nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội để hình thành lý luận về đảng chính trị , nhà nước pháp quyền và về hệ thống chính trị và chế thế thực thi quyền lực chính trị.

+ Quan hệ giữa các dân tộc để hình thành lý luận chính trị về vấn đề dân tộc trong sự vận dụng vào điều kiện cụ thể của mỗi quốc gia, dân tộc.

+ Quan hệ giữa các quốc gia để hình thành học thuyết về chính trị quốc tế trong thời đại quốc tế hóa hiện nay.

Chức năng và nhiệm vụ của Chính trị học
Với tư cách là một môn khoa học, Chính trị học có chức năng tổng quát là:

+ Phát hiện, dự báo những quy luật, tính quy luật cơ bản nhất của đời sống chính trị trong phạm vi mỗi quốc gia cũng như quốc tế.

+ Hình thành hệ thống tri thức có tính lý luận, có căn cứ khoa học và thực tiễn: lý luận về tổ chức chính trị và cơ chế vận dụng những quy luật, tính quy luật của đời sống chính trị, lý luận về công nghệ chính trị, nghệ thuật tổ chức và thực thi quyền lực chính trị, phục vụ sự nghiệp xây dựng chế độ chính trị tiến bộ.

Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của Chính trị học

Từ những chức năng tổng quát trên, Chính trị học có những chức năng nhiệm vụ cụ thể sau:

+ Trang bị cho những nhà lãnh đạo chính trị những tri thức, những kinh nghiệm cần thiết giúp cho hoạt động của họ phù hợp với quy luật khách quan, tránh được những sai lầm như: giáo điều, chủ quan, duy ý chí…

+ Trang bị cho mỗi công dân những cơ sở khoa học để họ có thể nhận thức về các sự kiện chính trị, trên cơ sở đó xây dựng thái độ, động cơ đúng đắn phù hợp với khả năng trong sự phát triển chung mà mỗi công dân tham gia như một chủ thể.

+ Góp phần hình thành cơ sở khoa học cho các chương trình chính trị, cho việc hoạch định chiến lược với những mục tiêu đối nội, đối ngoại, cùng với các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật chính trị nhằm đạt mục tiêu chính trị đã đề ra.

+ Phân tích các thể chế chính trị và mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng, xây dựng học thuyết, lý luận chính trị, làm rõ sự phát triển của nền dân chủ.

Nhà chính trị là gì

Nhà chính trị tiêu biểu là người kiến tạo tương lai của một quốc gia, tiêu biểu cho phúc lợi của nhân dân. Điều này được thể hiện ở việc người đó có vai trò khai sinh đường lối phát triển, truyền cảm hứng cho dân chúng và lập kế hoạch thực hiện thông qua nhãn quan chiến lược và tư duy chính trị viên kính của mình. Một nhà chính trị tiêu biểu phải tích hợp được các điều kiện: hợp lý, hợp lẽ, hợp thời.

Quan điểm chính trị qua từng thời kỳ

Chúng ta sẽ chỉ đi nghiên cứu quan điểm chính trị theo chủ nghĩa Mác Lênin và quan điểm chính trị hiện nay xem có gì khác nhau nhé!

Quan điểm của chủ nghĩa mác-lênin

Các nhà triết học của chủ nghĩa Mác Lênin đã đưa ra những nhìn nhận vô cùng đúng đắn về chính trị:

  • Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợi ích, là sự đấu tranh giai cấp trước hết vì lợi ích giai cấp.
  • Căn bản nhất của chính trị đó là việc tổ chức quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào công việc nhà nước, định hướng cho nhà nước, xác định hình thức, nội dung cũng như nhiệm vụ của nhà nước.
  • Chính trị là những biểu hiện tập trung của kinh tế, nhưng không thể chiếm vị trí hàng đầu so với kinh tế.
  • Nghiên cứu về chính trị là nghiên cứu đến lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm và liên quan tới vận mệnh hàng triệu người. Việc giải quyết những vấn đề chính trị vừa được coi là khoa học, vừa được coi là nghệ thuật.

Quan điểm chính trị hiện nay

Quan điểm chính trị qua từng thời kỳ
Trên thế giới đã hình thành bốn cách hiểu khác nhau về chính trị đó là: nghệ thuật của phép cai trị, những công việc của chung, Sự thỏa hiệp và đồng thuận, quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích.
Chính trị theo nghĩa rộng hơn đó là hoạt động của con người nhằm làm ra, giữ gìn và điều chỉnh những luật lệ chung. Luật lệ này có tác động trực tiếp lên cuộc sống của họ-những người góp phần làm ra nó, giữ gìn và điều chỉnh nó. Trong bất kỳ xã hội nào thì những luật lệ chung là vô cùng cần thiết, để các hoạt động trong xã hội được nhịp nhàng, tránh tình trạng vô tình hay cố ý xâm phạm đến các vấn đề nhạy cảm.

Nguồn gốc và bản chất của chính trị

Nguồn gốc chính trị

Chính trị ra đời gắn liền với sự xuất hiện của giai cấp và nhà nước. Sự xuất hiện của chính trị liên quan chặt chẽ đến vấn đề tư hữu tư liệu sản xuất, tư hữu của cải dư thừa trong xã hội-có liên quan đến các hoạt động kinh tế. Bởi vậy, để bảo vệ cho sự tư hữu về tư liệu sản xuất, những tầng lớp trên cùng của xã hội đã tổ chức ra nhà nước nhằm mục đích cưỡng chế các giai cấp khác. Điều này có thể khẳng định rằng, chính trị xuất phát từ kinh tế.
Nguồn gốc và bản chất của chính trị
Ở một góc nhìn khác, chính trị được coi là kiến trúc thượng tầng, bao gồm hệ tư tưởng chính trị, nhà nước, cách làm phải khi xã hội phân chia thành các giai cấp dựa trên cơ sở hạ tầng kinh tế. Như vậy có thể nói, cơ sở hạ tầng là yếu tố quyết định đến sự hình thành quan điểm và thiết chế chính trị.

Bản chất giai cấp của chính trị

Chính trị bao giờ cũng là sự bộc lộ mối quan hệ giữa các giai cấp. Trong đó xác định được đâu là giai cấp thống trị, tầng lớp bị thống trị, tầng lớp thực hiện nhiệm vụ chính trị.
Bản chất chính trị thể hiện được sự tổ chức thành Đảng phái, thành nhà nước để thống trị các giai cấp khác.
Bản chất chính trị có liên quan đến quyền lực chính trị. Quyền lực chính trị thực chất là bạo lực có tổ chức của giai cấp này trấn áp giai cấp khác.
Văn hóa tư tưởng chính trị thể hiện ở chế độ văn hóa chính trị, bao gồm hệ tư tưởng, nền tảng pháp lý, giá trị và chuẩn mực được áp dụng cho toàn xã hội.
Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về chính trị và các quan điểm chính trị qua từng thời kỳ. Hãy like và share bài viết nếu bạn thấy hay nhé!!!

Quan điểm chính trị của bạn là gì

Hãy nghe Mark Passio – một anh bạn trẻ sống hơi khác người ở Mỹ nói về CHÍNH TRỊ:

“Khi người ta hỏi tôi: ‘Quan điểm chính trị của bạn là gì?’

Tôi nói với họ:

‘Tôi không có bất cứ quan điểm nào về chính trị cả. CHÍNH TRỊ LÀ MỘT THỨ ẢO TƯỞNG. Tôi không tin vào chính trị. Nó như một loại biện chứng được thiết lập nên để giữ con người trong tình trạng đối lập với bản thân họ. Không có cái gì gọi là “chính trị” ở đây cả, nó không tồn tại thật, nó chưa bao giờ tồn tại và không bao giờ tồn tại.

Nó là một CƠ CHẾ để KIỂM SOÁT TÂM TRÍ con người.’”

Giống như Mark Passio, quan điểm của chúng tôi – những người thuộc tổ chức Hành tinh Titanic – cũng thế. Nhiều bạn đọc sau khi “choáng” và “sốc” vì các nội dung tôi viết – nếu nó đi ngược lại thành kiến có sẵn trong đầu họ – thì “chụp mũ” tôi, nói tôi theo Đảng này Đảng nọ, phe này phe kia. Họ không biết rằng, mỗi xã hội và thể chế đều có mặt trái và mặt phải – tất cả không phải thiên đàng và giấc mơ đẹp.

Nhưng nếu họ có tầm nhìn 150 năm về quá khứ và chỉ 50 năm tiến tới tương lai, họ sẽ hiểu tất cả đều chỉ là cát bụi, và điều chúng tôi làm là loan báo một SỰ THẬT và ĐỊNH MỆNH không dễ chịu cho lắm.

Đối với chúng tôi, sự thật đó đang diễn ra ở các biểu hiện của nền khí hậu, sinh vật, thiên nhiên và cả tình trạng môi trường sống trong xã hội của con người. Những thứ đó không biết nói dối, như Ban tuyên giáo của Đảng Cộng sản, như Fox News của Đảng Cộng Hòa, hay như CNN của Đảng Dân Chủ…

Đã hơn 100 năm, kể từ khi chủ nghĩa tư sản ra đời, biến thể với nhiều màu lông khác nhau như thực dân, mại bản, thị trường tự do, nhà nước, tập đoàn. Các mâu thuẫn kinh khủng ngay bên trong lòng của chủ nghĩa tư bản đã sinh ra nhiều loại quái thai cực đoan khác, như chủ nghĩa độc tài phát xít, chủ nghĩa cộng sản sắt máu, và bây giờ là một sự kết hợp giữa độc tài cộng sản và tư bản lợi ích tập đoàn để sinh ra thứ gọi là “tư bản đỏ”. Cuộc tranh giành ảnh hưởng đã đẩy cả hai bên đến độ chín mùi, khi chúng ta chứng kiến một Trung Quốc – biến thể của tư bản đỏ – đang cạnh tranh khốc liệt với Mỹ – nhà nước dựa trên lợi ích tư bản tập đoàn. Cốt lõi của cuộc chiến này chỉ là xung đột về lợi ích kinh tế và ảnh hưởng quyền lực mà thôi.

Trong khi đó, số phận của loài người và sự sống trên hành tinh Trái Đất này buộc chúng tôi phải nói thật, không nghiêng về bên nào, và sẽ mãi mãi nằm ở trên đường chiến tuyến giữa các thứ chủ nghĩa cuồng tín và giả tạo, chịu công kích nặng nề từ những người “bảo thủ” đặt ý thức hệ chính trị cũ kỹ như là kim chỉ nam cho cuộc đời của họ. Và chúng tôi thấy rằng, gốc rễ của vấn đề nằm ở lòng tham, sự kiêu ngạo, và thói thích hưởng thụ thỏa mãn những nhu cầu cấp thấp của giống loài Homo Sapiens, được ban tặng trí thông minh như là công cụ để đấu tranh sinh tồn trong thế giới tự nhiên. Hóa ra, nhờ bản năng “động vật” như thế, chỉ một nhóm người lại có thể lôi kéo 90% số người còn lại lao theo khuynh hướng hoang dại, đào xới và khai thác, tàn phá và bóc lột, để rồi tự đạp đổ và đốt cháy căn nhà duy nhất đã sinh ra và nuôi dưỡng tất cả chúng ta.

Đang có nhiều thông tin cho thấy, thực ra, loài người chỉ có 7 năm nữa trước khi nền nhiệt của hành tinh này tăng lên đến 18°C (hay 32.4°F) vào năm 2026. Đó là vì vừa có những dự đoán từ giới khoa học không chính thống rằng, nếu Bắc Cực và Greenland tan rã hết vào mùa hè trong một vài năm nữa (điều này thì chính xác và được giới truyền thông và khoa học thế giới loan tin từ nhiều năm nay), thì lượng khí methane (CH4) nằm bên dưới lớp băng tại Lãnh nguyên Siberia và Bắc Cực sẽ thoát ra ngoài khí quyển, gây một mức tăng đột biến về nhiệt lượng bị cầm giữ. Rõ ràng rằng, cho đến bây giờ, sự thật vẫn chưa được công bố vì người ta lo sợ biến loạn xảy ra trên toàn hành tinh. IPCC (Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc) chỉ là cơ quan trung lập, chịu ảnh hưởng bởi nhiều thế lực quốc tế. Họ đã khá bảo thủ khi công bố về mức tăng nền nhiệt trong quá khứ từ năm 2008, và gần đây, khi thấy tình trạng không thay đổi về cắt giảm phát thải khí nhà kính của các nước công nghiệp, thì mới cuống lên và xì ra một bản báo cáo (tháng 11/2018) rằng +2°C sẽ làm cho hệ sinh thái thế giới sụp đổ hoàn toàn. Nhóm khoa học gia thuộc IPCC còn gia hạn thời điểm để thế giới hoàn thành các mục tiêu cắt giảm khí thải trong Hiệp định Khí hậu Paris cho đến 12 năm sau đó, kể từ lúc bắt đầu hành động vào năm sau – tức là năm 2020. Rõ ràng là họ đang cố tình chừa một con đường rộng và dễ dãi để đám chính trị gia có thêm thời gian sắp xếp và giải quyết vấn đề hóc búa này. Đang có một cuộc chiến tranh luận giữa hai nhóm, và chúng tôi sẽ cập nhật thông tin về các nhận định khoa học trong thời gian sớm nhất liên quan đến dự báo thảm họa này.

Nếu khả năng tăng nền nhiệt lên +18°C xảy ra trong vòng 7 năm nữa, bạn có nghĩ rằng mình sẽ thoát được số phận? 25 triệu người hiện đang sống ở Đồng bằng Sông Cửu Long sẽ kịp thời di tản? 7 tỷ người trên toàn cầu sẽ kịp thời thích nghi và thoát khỏi các thảm họa của sốc nhiệt, siêu bão, mực nước biển dâng, hạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button