Chiết khấu là gì? Những thông tin về chiết khấu trong kinh doanh.
Chiết khấu là một hình thức không thể không nhắc đến khi nói về những hoạt động thúc đẩy hoạt động Marketing bán hàng nhằm kích thích nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Vậy chiết khấu là gì? Sử dụng chiết khấu như thế nào? Hình thức chiết khấu này mang lại những hiệu quả gì cho người dùng cũng như doanh nghiệp? Bài viết sau đây của Wikisecret sẽ chia sẻ với bạn về vấn đề này.
Video chiết khấu là gì
Khái niệm chiết khấu là gì?
Chiết khấu là gì hay Giá chiết khấu là gì ?
Chiết khấu là một việc giảm giá niêm yết dành cho một sản phẩm hay là một dịch vụ nào đó của một tổ chức, doanh nghiệp với một tỷ lệ phần trăm nhất định do doanh nghiệp quy định. Phần trăm chiết khấu hay được sử dụng trong kinh doanh tựa như một chiến lược Marketing về mặt điều chỉnh giá cả của sản phẩm. Trên thực tế, đây cũng chính là một chiến lược marketing nhằm hướng người dùng đến việc mua sắm, nhất là đối với những khách hàng tiếp xúc với thương hiệu lần đầu tiên.
Tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp, kế hoạch và tình hình thực tế mà sẽ có các chính sách chiến khấu khác nhau ví dụ như: Chiết khấu cho khách hàng sỉ, chiết khấu cho khách hàng đầu tiên, chiết khấu theo tuần sản phẩm, chiết khấu trong những dịp lễ, mua sắm hay là những liên kết với đối tác… Phần chiết khấu này thường đi đi kèm với những yêu cầu như: Mua hàng với số lượng giới hạn (mua 5 sản phẩm giảm 5%), thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua hóa đơn… Bên cạnh chiết khấu các sản phẩm trên thị trường mua bán thì bạn còn nghe đến chiết khấu ngân hàng. Đây là một hình thức kinh doanh về tiền tệ, ngân hàng cho vay, hoặc là những dịch vụ cầm cố, thế chấp sẽ thu về một khoản tiền lãi từ những khách hàng vay. Lãi suất chiết khấu trong ngân hàng sẽ là phần lãi do ngân hàng thỏa thuận với khách hàng vay.
Tỷ lệ chiết khấu là gì? và tiền chiết khấu là gì ?
Tỷ lệ chiết khấu (chiết suất) thường được chọn tương đương nhau với chi phí vốn. Với tỷ lệ chiết khấu có thể điều chỉnh được. Nó đòi hỏi CEO, các bộ phận Marketing, bán hàng cần có sự tính toán một cách kỹ lưỡng để đưa ra chính sách hợp lý nhất, làm sao để vừa kích cầu mà vẫn đem lại lợi nhuận cho công ty hoặc công ty có thể chịu lỗ nhưng lại phát triển được danh tiếng và thương hiệu . Đồng thời tỷ lệ chiết khấu cũng sẽ liên quan đến các vấn đề rủi ro, vòng quay tiền tệ và những vấn đề khác trong nền kinh tế. Mức chiết khấu nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào giá trị sản phẩm đó cao hay thấp, thông thường những mặt hàng cao cấp thường có mức chiết khấu thấp hơn những mặt hàng bình dân.
Tỷ lệ chiết khấu.
Những lý do không nên lạm dụng sử dụng chiết khấu là gì?
Hình thức chiết khấu là mục đích để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh và buôn bán nhưng nếu người kinh doanh quá lạm dụng sẽ dẫn đến những hệ quả không tốt như:
– Mất niềm tin từ khách hàng: Khi chiết khấu không hợp lý và không mang lại lợi ích thực cho khách hàng thì sẽ dẫn đến khách hàng không tin tưởng và tẩy chay sản phẩm, nghi ngờ về giá gốc cũng như là không quan tâm đến mặt hàng, ảnh hưởng đến thương hiệu, doanh số và lợi nhuận của công ty.
Những lý do không nên lạm dụng chiết khấu.
– Chiết khấu liên tục và quảng cáo rầm rộ sẽ làm khách hàng thấy chán, có tư tưởng là sản phẩm không chất lượng mới giảm giá và không còn hứng thú để mua sản phẩm, đặc biệt là đối với những mặt hàng có giá trị cao.
Bí quyết sử dụng chiết khấu là gì để không làm giảm giá trị sản phẩm
Những mẹo nhỏ cho các doanh nghiệp có thể học theo để tránh những việc chiết khấu không hợp lý, mang lại hiệu quả kinh doanh.
– Tập trung vào giá trị sản phẩm, tăng thêm giá trị uy tín của doanh nghiệp và những khách hàng tiềm năng. Biết cân nhắc giá trị thực và phần trăm chiết khấu góp phần giữ vững niềm tin của khách hàng, chứng minh cho khách hàng thấy dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình.
– Tập trung vào những gì khách hàng cần, chiết khấu là một phần giúp giải mã cơn khát sở hữu sản phẩm của khách hàng, hướng đến khách hàng mục tiêu, khách hàng theo mùa.
– Cuối cùng là việc chiết khấu gắn liền với những hoạt động marketing như quảng cáo, khảo sát thị trường, hướng tới những khách hàng tiềm năng và chiết khấu hỗ trợ cho khách hàng có thể mua được sản phẩm mong muốn.
Cách sử dụng chiết khấu hiệu quả.
Hiện nay với sự cạnh tranh trong lĩnh vực thương mại điện tử, bạn có thể thấy những thương hiệu như Shoppee, Tiki, Sen Đỏ…. thường sử dụng chính sách chiết khấu cho đa dạng các sản phẩm và thường tổ chức vào một khung giờ cố định để kích thích người dùng. Mức chiết khấu thường dao động từ 10 đến 50%. Chính sách chiết khấu kết hợp với SEO, Facebook Ads, Google Ads thường sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Qua bài viết này Wikisecret muốn gửi đến bạn đọc những mặt lợi ích cũng như những thiếu sót về chiết khấu trong các doanh nghiệp, đồng thời cũng muốn phân tích rõ về thắc mắc chiết khấu là gì và nó có ảnh hưởng như thế nào trong kinh doanh.
Ví dụ về chiết khấu giấy to có giá
Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 được xác định là chứng thư pháp lý ghi nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu về tài sản gắn liền với đất hợp pháp của chủ sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở gắn liền với đất. Nhìn chung, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, và tài sản khác gắn liền với đất là giấy tờ chứa đựng quyền sử dụng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của chủ sử dụng đất hợp pháp. Bản thân Giấy tờ này không phải là một loại giấy tờ có giá, cũng không được xác định là một tài sản, nhưng lại có ý nghĩa mang tính chất là hình thức ghi nhận quyền tài sản – quyền sử dụng đất, một tài sản vô hình, gắn liền với một mảnh đất hữu hình.
Cũng tương tự như vậy, Giấy đăng ký xe là giấy tờ pháp lý xác nhận thông tin của chủ sở hữu chiếc xe, không được xác định là tài sản bởi tài sản ở đây là chiếc xe có đầy đủ thông tin được ghi nhận trên Giấy đăng ký xe đã được cấp.
Đồng thời, vì không được xác định là giấy tờ có giá, là tài sản nên khi có hành vi chiếm giữ trái phép, hoặc chiếm đoạt các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chủ sở hữu các loại giấy tờ này cũng không thể khởi kiện theo hướng kiện đòi tài sản được, mà chỉ có thể yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền (ví dụ cơ quan công an) buộc người chiếm giữ trái phép trả lại tài sản cho chủ sở hữu.
Ví dụ: Anh A là chủ sử dụng đất hợp pháp của mảnh đất rộng 80 m2, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp đối với mảnh đất này. Tuy nhiên, ngày 02/03/2016, lấy lý do là cần mượn “Sổ đỏ” (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất này” của anh A để kê khai, đối chiếu với “Sổ đỏ” của mình, anh C – một người họ hàng của anh A đã đến mượn “Sổ đỏ” của anh A nhưng sau khi mượn được, anh C đã cố tình không trả lại giấy tờ này cho anh A, mà đem đi cầm cố tại một “tổ chức tín dụng đen”. Sau đó, anh A phát hiện ra sự việc này. Trường hợp này vì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất 80 m2 của anh A không phải là giấy tờ có giá, không phải là tài sản nên anh A không thể khởi kiện đòi anh C trả lại tài sản được, nhưng có quyền yêu cầu tuyên bố giao dịch cầm cố giữa anh C và “tổ chức tín dụng đen” là vô hiệu. Đồng thời anh A có thể yêu cầu cơ quan công an can thiệp để yêu cầu anh C trả lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mình.
Trong khi đó, nếu một người đang sở hữu trái phiếu công ty mà khi đến thời hạn theo quy định của trái phiếu mà công ty phát hành trái phiếu vẫn chưa hoàn tất nghĩa vụ trả nợ cho người sở hữu trái phiếu thì người sở hữu trái phiếu vẫn có quyền yêu cầu thanh toán nghĩa vụ trả nợ.
Như vậy, qua phân tích nêu trên, có thể xác định, không phải bất cứ loại giấy tờ nào cũng được xác định là giấy tờ có giá, cũng được xác định là tài sản tham gia trong giao dịch dân sự. Việc xác định rõ khái niệm “giấy tờ có giá”, và các loại giấy tờ được xác định là giấy tờ có giá mang ý nghĩa quan trọng khi xác định đối tượng tài sản trong giao dịch dân sự, đảm bảo các chủ thể có thể hiểu rõ bản chất của giao dịch, từ đó có phương án đảm bảo quyền lợi của mình. Đồng thời, qua việc xác định giấy tờ có giá cũng để tránh việc nhầm lẫn đối với các giấy tờ pháp lý khác mang tính chất ghi nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của chủ sở hữu tài sản.
Cách tính giá chiết khấu và Nội dung của giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá ?
Cách tính chiết khấu bán hàng
Có 2 cách tính chiết khấu bán hàng nhanh chóng và thông dụng nhất hiện nay là: phương pháp tổng quát và phương pháp tính nhẩm.
* Phương pháp tổng quát: Đây là cách tính chiết khấu phổ biến nhất hiện nay, gồm các bước như sau:
+ Bước 1: Xác định tỷ lệ chiết khấu: Tùy theo điều kiện tương ứng, phù hợp với chi phí vốn để đảm bảo lợi nhuận.
+ Bước 2: Xác định phần giảm giá chiết khấu: Nhân giá bán gốc (trước chiết khấu) với tỷ lệ chiết khấu.
+ Bước 3: Xác định giá sau chiết khấu: Lấy giá gốc trừ đi phần giảm giá. Chẳng hạn: Giá bán gốc là X; Tỷ lệ chiết khấu là t %; Thì giá sau chiết khấu sẽ là: Y = X – t%.X = (1 – t%).X
Ví dụ:
– Giá gốc của sản phẩm là 100.000 đồng
– Tỷ lệ chiết khấu sản phẩm là 20%
– Số tiền được khấu trừ từ tỷ lệ chiết khấu là: 20% của 100.000 đồng = 20.000 đồng
=> Giá bán của sản phẩm sau khi chiết khấu: 100.000 đồng – 20.000 đồng = 80.000 đồng
Bạn đã hiểu cách tính rồi chứ? Rất đơn giản phải không nào?
* Phương pháp tính nhẩm: Đây là cách tính chiết khấu bán hàng nhanh nhất mà không cần sử dụng máy tính có thể đưa ra con số nhanh nhất cho khách hàng. Phương pháp này sẽ hiệu quả với các tỷ lệ chiết khấu có đuôi là 0 hoặc 5 (15%, 20%, 50%), là các tỷ lệ chiết khấu phổ biến, cụ thể như sau:
+ Bước 1: Làm tròn giá gốc về số tròn chục gần nhất, rồi chia cho 10 (được số A)
+ Bước 2: Chia tỷ lệ chiết khấu cho 10, và lấy phần nguyên (được số B)
+ Bước 3: Xác định mức giảm giá: nhân 2 kết quả thu được bên trên với nhau (A x B) và cộng (A/2)
+ Bước 4: Xác định giá sau chiết khấu: Lấy giá gốc trừ đi mức giảm giá.
Ví dụ:
– Giá gốc của sản phẩm là: 69.000 đồng
– Chiết khấu cho khách: 25%, bạn có thể nhẩm tính ra kết quả nhanh chóng như sau:
+ Làm tròn giá thành 70.000 đồng và chia cho 10: 70.000 đồng : 10 = 7000 đồng
+ Chia tỷ lệ chiết khấu 25% cho 10 được như sau: 25 : 10 = 2,5 lấy phần nguyên là: 2
+ Vậy mức giảm giá là: 7.000 x 2 + (7000/2) = 17.500 đồng
=> Giá bán sản phẩm sau khi chiết khấu: 70.000 – 17.500 = 52.500 đồng
Chỉ sau vài giây nhẩm tính, bạn có thể trả lời khách hàng rằng họ sẽ được giảm giá khoảng 17.000 đồng và chỉ phải trả khoảng 53.000 đồng cho một sản phẩm.
Cách tính phần trăm chiết khấu
Phần trăm chiết khấu của một sản phẩm, dịch vụ được quy đổi tương ứng dưới dạng giá trị trên 100. Để tính phần trăm chiết khấu, bạn có thể làm theo các bước sau:
+ Trừ giá sau chiết khấu cho giá trước khi chiết khấu
+ Chia số mới này cho giá trước chiết khấu
+ Nhân kết quả nhận được với 100
+ Kết quả cuối cùng chính là số phần trăm chiết khấu
Ví dụ: phần trăm chiết khấu của sản phẩm là 20% thì có nghĩa: Nếu sản phẩm được bán với giá ban đầu là 100.000 đồng thì giá hiện tại sẽ là 80.000 đồng. Phần trăm chiết khấu được sử dụng rất phổ biến với các chương trình khuyến mại quảng cáo thương hiệu, khuyến mại theo mùa để khuyến khích người mua hàng với mức giá giảm.
Chiết khấu rất cần trong bán hàng nhưng không nên lạm dụng
Các phần trên đã phân tích thế nào là chiết khấu và các loại chiết khấu phổ biến, các bạn đã hiểu được tầm quan trọng và cần thiết của việc giảm giá trong lĩnh vực kinh doanh, kể cả khi bạn kinh doanh tại nhà. Tuy nhiên, hãy sử dụng hình thức giảm giá một cách thông minh, phù hợp. Tuyệt đối không lạm dụng để tránh những vấn đề rắc rối sau:
– Làm cho khách hàng cảm thấy nhàm chán
– Niềm tin của khách hàng sẽ mất đi
– Giảm giá trị thực của sản phẩm
– Thâm hụt vào phần lợi nhuận của doanh nghiệp
Tuyệt chiêu sử dụng chiết khấu trong kinh doanh hiệu quả
Vậy bạn sử dụng chiết khấu thế nào để mang lại hiệu quả và luôn luôn tạo được sự mới mẻ, kích thích sự hứng khởi mua sắm của khách hàng?
Việc đầu tiên là bạn nên tập trung vào giá trị sản phẩm dù bạn đang thực hiện chính sách chiết khấu. Để khi khách hàng được hưởng giá chiết khấu họ vẫn cảm thấy sản phẩm rất tuyệt vời và họ chớp được mức giá này chính là một sự may mắn.
Tiếp đến là cần tập trung vào nhu cầu các khách hàng mục tiêu, theo đó bạn cần chọn thời gian áp dụng mức chiết khấu phù hợp để kích thích khách hàng.
Cuối cùng việc chiết khấu trở nên “đắt giá” bằng việc kết hợp với các phương pháp khác như quảng cáo sẽ kích thích sự bùng nổ của chiến dịch, tạo niềm phấn khích đến tâm lý mua sắm của khách hàng tiềm năng.
kệ siêu thị tại bình thuận
Kích thích mua hàng bằng cách giảm giá, bán hàng đồng giá sản phẩm cực rẻ
>>>> Tuyệt chiêu thu hút khách hàng nhờ cách trưng bày hàng hóa bắt mắt
Những câu hỏi thường gặp liên quan đến chiết khấu
Tỷ lệ chiết khấu và lãi suất có gì khác nhau?
Cả lãi suất và tỷ lệ chiết khấu đều có sự liên quan đến chi phí tiền tệ, mặc dù theo những cách khác nhau. Trong đó:
+ Lãi suất là phần trăm mà bạn sẽ phải trả khi vay tiền hoặc tỷ suất lợi nhuận bạn mong đợi từ một khoản đầu tư nào đó.
+ Tỷ lệ chiết khấu là tỷ lệ được sử dụng để xác định giá trị hiện tại của tiền mặt.
Có nên sử dụng chiết khấu trong kinh doanh không?
Câu trả lời là có nhưng phải hợp lý và không được lạm dụng. Lý do là vì khách hàng của bạn luôn mong muốn một mức giá thấp hơn, khi giá trở lại bình thường họ sẽ lại tiếp tục chờ cho đến khi bạn giảm giá mới mua. Điều này vô tình tạo ra một thói quen xấu cho khách hàng làm ảnh hưởng tới kinh doanh của bạn.
Chiết khấu có giúp tăng doanh số bán hàng?
Khi có chương trình chiết khấu, khuyến mại sẽ giúp khách hàng quan tâm nhiều hơn đến sản phẩm của bạn. Lưu lượng tăng theo doanh số bán hàng cũng tăng lên và tất nhiên không chỉ các mặt hàng được giảm giá, chiết khấu. Vì lúc này, bạn có thể thu hút cả những khách hàng tiềm năng cho những mặt hàng khác.
Nội dung của giao dịch chiết khấu giấy tờ có giá và lãi suất chiết khấu là gì
về bản chất pháp lí, chiết khấu giấy tờ có giá là một quan hệ pháp luật, do đó nội dung của quan hệ pháp luật này chính là quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào giao dịch.
Quyền và nghĩa vụ của bên nhận chiết khấu
Do bên nhận chiết khấu (tổ chức tín dụng) vừa đóng vai trò là người cấp tín dụng, vừa có tư cách là người mua giấy tờ có giá nên cấu trúc quyền và nghĩa vụ của chủ thể này sẽ bao gồm (Xem: Điều 16 Thông tư cùa Ngân hàng Nhà nước số 04/2013/TT-NHNN ngày 01/03/2013 quy định về chiết khấu công cụ chuyên nhượng và các giấy tờ có giá khác của tổ chức tín dụng đối với khách hàng):
– Quyền yêu cầu khách hàng được chiết khấu chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho mình theo quy định của pháp luật về chuyển nhượng giấy tờ có giá. Kể từ khi khách hàng làm xong thủ tục này, quyền sở hữu giấy tờ có giá sẽ thuộc về tổ chức tín dụng nhận chiết khấu và do đó tổ chức tín dụng trở thành người thế quyền của khách hàng để tiếp tục theo đuổi quyền chủ nợ đối với người có nghĩa vụ trả tiền theo giấy tờ có giá.
– Quyền được khấu trừ khoản lợi tức chiết khấu, lợi tức tái chiết khấu từ mệnh giá của giấy tờ có giá. Quyền năng này được ghi nhận dựa trên cơ sở khoa học là nhằm bù đắp cho tổ chức tín dụng những rủi ro mà họ có thể phải gánh chịu khi chấp nhận mua giấy tờ có giá của khách hàng trước hạn thanh toán.
– Quyền được truy đòi khoản nợ ghi trên giấy tờ có giá đổi với người xin chiết khấu, nếu giấy tờ có giá không được thanh toán bởi người mắc nợ vào ngày đáo hạn. Trên thực tế, quyền truy đòi của người mua – bên chiết khấu (với tư cách là người sở hữu mới của giấy tờ có giá) đổi với người bán giấy tờ có giá (bên được chiết khấu) chỉ đương nhiên tồn tại theo quy định cùa pháp luật đối với trường hợp chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, bao gồm hổi phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và séc. Còn đối với trường hợp chiết khấu các loại giấy tờ có giá khác như tín phiếu, trái phiếu, kì phiếu… thì quyền truy đòi của tổ chức tín dụng nhận chiết khấu đối với khách hàng được chiết khấu chỉ phát sinh khi các bên có thoả thuận trong hợp đồng chiết khấu giấy tờ có giá.
– Nghĩa vụ thanh toán số tiền mua giấy tờ có giá cho khách hàng được chiết khấu, sau khi đã khấu trừ phần lợi tức chiết khấu theo thoả thuận trong hợp đồng chiết khấu. Đây là nghĩa vụ chính yếu của tổ chức tín dụng nhận chiết khấu đối với khách hàng. Nghĩa vụ này được quy định nhằm thoả mãn nhu cầu về vốn của khách hàng khi tham gia vào giao dịch chiết khấu, tái chiết khấu.
– Nghĩa vụ bồi thường các thiệt hại vật chất đã xảy ra cho khách hàng được chiết khấu do hành vi có lỗi của mình gây ra trong khi thực hiện hợp đồng chiết khấu.
Quyền và nghĩa vụ của bên được chiết khấu
Bên được chiết khấu (khách hàng) do vừa có tư cách là người hưởng tín dụng, vừa có tư cách là người bán giấy tờ có giá nên cấu trúc quyền và nghĩa vụ pháp lí cửa chủ thể này sẽ bao gồm (Điều 15 Thông tư của Ngân hàng Nhà nước số 04/2013/TT-NHNN ngày 01/03/2013 quy định về chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác của tô chức tín dụng đối với khách hàng):
– Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá được chấp nhận chiết khấu cho tổ chức tín dụng theo phương thức do pháp luật quy định. Đây là nghĩa vụ cơ bản của khách hàng, với tư cách là người bán giấy tờ có giá.
– Quyền yêu cầu bên nhận chiết khấu trả tiền mua giấy tờ có giá theo giá cả thoả thuận trong hợp đồng chiết khấu giấy 1 tờ có giá. Quyền năng này chỉ có thể được bên nhận chiết khấu đáp ứng nếu khách hàng đã làm tròn nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu giấy tờ có giá cho tổ chức tín dụng nhận chiết khấu.
– Quyền khiếu nại và khởi kiện đối với bên nhận chiết khấu về các hành vi vi phạm hợp đồng của chủ thể này để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
– Nghĩa vụ thực hiện các yêu cầu hợp pháp khác của bên nhận chiết khấu liên quan đến giấy tờ có giá được chiết khấu.
Các loại giấy tờ được thực hiện chiết khấu
Điều 6 Thông tư 04/2013/TT-NHNN quy định các loại giấy tờ có giá mà tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được lựa chọn chiết khấu cụ thể như sau:
“Điều 6. Loại công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác được chiết khấu
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lựa chọn chiết khấu các công cụ chuyển nhượng phát hành ở Việt Nam hoặc phát hành ở nước ngoài được chuyển nhượng ở Việt Nam, bao gồm:
a) Hối phiếu đòi nợ;
b) Hối phiếu nhận nợ;
c) Séc;
>> Xem thêm: Quy định của pháp luật về chính sách khuyến mãi, giảm giá, chiết khấu ?
d) Các loại công cụ chuyển nhượng khác được chiết khấu theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lựa chọn chiết khấu các loại giấy tờ có giá khác bao gồm:
a) Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
b) Trái phiếu Chính phủ;
c) Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh;
d) Trái phiếu Chính quyền địa phương;
đ) Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
e) Kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu do tổ chức khác phát hành và được chiết khấu theo quy định của pháp luật hiện hành.”
5. Tác động của lãi suất chiết khấu trong hoạt động ngân hàng
Lãi suất chiết khấu có vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng, do ngân hàng trung ương quyết định. Nó không chỉ tác động đến ngân hàng thương mại mà còn tác động đến cả ngân hàng Trung ương. Theo đó:
Tác động đối với ngân hàng thương mại
Lãi suất chiết khấu ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ dự trữ tiền mặt của các ngân hàng. Ngân hàng thương mại sẽ luôn so sánh lãi suất chiết khấu với lãi suất thị trường để quyết định giảm hay tăng tỷ lệ dự trữ. Cụ thể:
Nếu lãi chiết khấu cao hơn thì ngân hàng thương mại sẽ không thể để tỷ lệ tiền dự trữ quá thấp. Đặc biệt, cần tránh tỷ lệ tiền dự trữ chạm mốc an toàn
Nếu lãi chiết khấu bằng hay thấp hơn lãi suất thị trường thì ngân hàng có thể thoải mái cho vay. Ngân hàng thương mại chỉ cần dừng lại ở mức tỷ lệ an toàn tối thiểu. Nếu thiếu tiền mặt ngân hàng hoàn toàn có thể vay từ ngân hàng nhà nước.
Tác động đối với ngân hàng Trung ương
Ngân hàng Trung ương sẽ quy định lãi chiết khấu để điều tiết cung tiền. Cụ thể:
Nếu ngân hàng muốn tăng lượng cung tiền thì sẽ giảm lãi suất cho vay.
Nếu ngân hàng muốn giảm lượng cung tiền thì sẽ tăng lãi chiết khấu. Bởi khi lãi chiết khấu tăng thì ngân hàng thương mại sẽ giảm cho vay.
Đặc biệt, Ngân hàng Trung ương sử dụng hình thức cho vay chiết khấu không chỉ để kiểm soát cung ứng tiền tệ, mà còn là giải pháp giúp đỡ các tổ chức tài chính khi họ rơi vào tình thế khó khăn. Theo đó, với một tiền cơ sở nhất định:
Nếu quy định lãi suất chiết khấu cao hơn lãi suất thị trường, ngân hàng trung ương có thể buộc các ngân hàng thương mại phải dự trữ tiền mặt bổ sung khiến cho số nhân tiền tệ giảm xuống (vì tỉ số của tiền gửi so với tiền mặt giảm) để làm giảm lượng cung tiền.
Còn khi lãi suất chiết khấu giảm xuống thì các ngân hàng thương mại có thể giảm tỷ lệ dự trữ tiền mặt và do vậy số nhân tiền tệ tăng lên dẫn đến tăng lượng cung tiền.
Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết.
Xem thêm:
CPM là gì? Sử dụng CPM như thế nào để đạt hiệu quả quảng cáo?