Bình luận về cái hay của tình huống trong truyện Người con gái Nam Xương

Bình luận về cái hay của tình huống trong truyện Người con gái Nam Xương

Hướng dẫn

I. HƯỚNG DẪN

– Cần dẫn đầy đủ và chính xác câu nói của đứa trẻ.

– Phân tích rõ cái nghe như thật và điều vô lí trong câu nói của đứa trẻ.

– Bình luận về vai trò của tình tiết này hấp dẫn như một câu đố có tác dụng thắt nút và cởi nút câu chuyện, bộc lộ tính cách nhân vật, làm rõ chủ đề tư tưởng của truyện.

II. DÀN Ý

1. Dẫn câu nói của đứa trẻ.

2. Cái nghe như thật và cái vô lí trong câu nói của đứa trẻ:

– Nghe như thật: “có một người đàn ông đêm nào cũng đến…”. Điều này làm sôi máu ghen tuông của Trương Sinh.

– Điều vô lí: “cha chỉ nín thin thít… chẳng bao giờ bế Đản cả… mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi”. Người cha gì mà lạ vậy, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì sẽ nhận ra những điều vô lí trong câu nói của đứa trẻ.

3. Bình luận về cái hay của tình tiết này đối với sự phát triển của câu chuyện:

– Câu nói của đứa trẻ giống như một câu đố, có cái hư hư thật thật của một câu đố, thử thách trí tuệ của Trương Sinh.

Câu nói còn sắm vai trò thắt nút câu chuyện, đẩy nó tới cao trào khi Trương Sinh chưa hiểu ra và cũng chính nó tháo nút câu chuyện sau thảm kịch (Vũ Nương chết) khi Trương Sinh đau đớn, khốn khổ hiểu ra sự thật. 

– Câu nói còn giúp vào việc bộc lộ tính cách nhân vật: đứa con ngây thơ, người cha hay ghen, đa nghi thiếu suy nghĩ, dễ tin điều vô lí và không dễ gì nghe ra lè phải, tính rất độc đoán.

– Câu nói ngây thơ của dứa con vô tình trở thành nguyên nhân trực tiếp cái chết của người mẹ, nó làm nổi bật chủ đề tư tưởng của tác phẩm: nỗi oan tày trời của một con người trong một xã hội dễ gây oan khuất. Một chuyện trẻ con mà thành chuvộn người lớn, một chuyện không đâu mà thành thảm họa, một câu nói ngây thơ của con trố cũng có thể dẫn tới cái chết của con người.

Nguồn: wikisecret.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button