Bình giảng bài Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến
Dưới đây là hướng dẫn bình giảng bài thu vịnh nguyễn khuyến để các em có cái nhìn tổng quan hơn và có thể phân tích bài thu vịnh một cách hiệu quả trước khi lên lớp hơn nữa soạn bài thu vịnh tốt hơn. Hãy theo dõi cùng wikisecret.
Video thu vịnh nguyễn khuyến hay nhất
Hướng dẫn
Bình giảng bài Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ đi đầu của phong trào thơ Việt Nam. Ông nổi tiếng với những bài thơ viết về mùa thu là “Thu Điếu”, “Thu Ẩm” và “Thu Vịnh”. Một trong số đó phải kể đến đó là bài Thu Vịnh mang theo tiếng lòng của người thi sĩ. Bình giảng bài Thu Vịnh của Nguyễn Khuyếnđể biết được tình yêu nước chân thành của tác giả cùng với tâm trạng u hoài, sầu não.
Đôi nét về bài thơ Thu Vịnh – Nguyễn Khuyến
Bài thơ Thu Vịnh được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật thể hiện tâm trạng u hoài, sầu não của tác giả, ẩn sâu trong đó là tinh thần yêu nước sâu sắc. Để có thể phân tích bài thơ này chúng ta sẽ phân tích theo cấu trúc đề – thực – luận – kết.
Thu vịnh nghĩa là gì
“Thu vịnh: thông thường vẫn hiểu là vịnh mùa thu, nhưng về chữ Hán còn cho phép hiểu: mùa thu, làm thơ (vịnh). Cách hiểu này sẽ ăn khớp với cách hiểu hai tiêu đề sau: Thu điếu: mùa thu, câu cá. Thu ẩm: Mùa thu, uống rượu”. Chú như thế là lủng củng
Giới thiệu tổng quát về cảnh mùa thu
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”
Hai câu thơ đầu là giới tổng quát của nhà thơ về bức tranh mùa thu. Khi diễn tả về mùa thu, Nguyễn Khuyến đã đưa ra hình ảnh “mấy tầng cao” để thể hiện được trời thu thăm thẳm, hun hút.
Không những vậy, tác giả còn sử dụng từ “hắt hiu” để diễn tả trời thu se lạnh vắng bóng người. Giữa một bức tranh tĩnh như vậy bỗng xuất hiện một hình ảnh động đó là “cần trúc lơ phơ”. Hình ảnh cần trúc khiến ta liên tưởng đến sự cô đơn, tĩnh lặng, u hoài.
Cảnh trăng nước mùa thu
Mùa thu qua con mắt của Nguyễn Khiến đẹp một cách khác lạ:
“Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc ánh trăng vào.”
Trong bức tranh mùa thu của Nguyễn Khuyến có xuất hiện hình ảnh nước biếc như tô điểm thêm cho bức tranh thu. Cách so sánh “trông như tầng khói phủ” khiến cho ta liên tưởng tới những rặng sương mù đang giăng lấp khắp mọi nơi. Cảnh vật dường như dịu nhẹ, mơ màng hơn. Ta hình dung ra cảnh mùa thu trong màu biếc lẫn màu khói.
“Song thưa để mặc ánh trăng vào” là cách nói quen thuộc nhưng vẫn nên thơ. Song thưa như vậy “để mặc” ánh trăng lọt vào. Hình ảnh nào đã cho thấy tâm hồn thơ phóng khoáng của Nguyễn Khuyến. Cùng với đó là cảnh vật mùa thu dưới ngòi bút miêu tả của ông cũng thật rộng lớn và phóng khoáng. Cảnh đẹp, màu sắc dịu nhẹ đã cho ta thấy sự hoà hợp giữa con người và thiên nhiên.
Bức tranh thu được tô điểm với nhiều hình ảnh thiên nhiên
“Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào?”
Hai câu thơ này tác giả đã dùng nghệ thuật tả thực “mấy chùm trước giậu”, “một tiếng trên không” để cho thấy vẻ đẹp của bức tranh thu. Nguyễn Khuyến đã rất khéo léo trong việc sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ nhằm mang đến cho người đọc cảm giác thu năm nay vẫn như thu năm ngoái.“
Hoa năm ngoái” là hoa của năm ngoái hay hoa năm nay nở đẹp như hoa năm ngoái? Đa phần là hoa năm nay vẫn tươi tắn, rực rỡ như hoa năm ngoái. Tuy nhiên, tác giả cũng sử dụng thêm hình ảnh “ngỗng nước nào” đã thể hiện thái độ không hề dửng dưng của tác giả trước tình thế đất nước lâm nguy.
Cảm hứng và nỗi thẹn của nhà thơ
“Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào.”
“Nhân hứng” nghĩa là đang có ý định làm thơ nhưng khi vừa mới cất bút lên, tác giả lại thấy hổ thẹn với ông Đào. Ông Đào ở đây chính là Đào Tiềm, một danh sĩ lớn thời Tấn, treo ấn từ quan về sống với ruộng đồng.
Đây là cách mà thi sĩ bộc lộ tấm lòng thanh liêm chính trực của bản thân mình. Đồng thời khẳng định rằng tuy không thể so sánh với ông Đào những Nguyễn Khuyến vẫn dứt khoát treo ấn từ quan.
Bài thơ Thu Vịnh mang đậm tâm hồn của thi sĩ. Bình giảng bài Thu Vịnh của Nguyễn Khuyến là phải biết được tấm lòng yêu nước trung trinh, một lòng thanh liêm cứu bần của nhà thơ.
So sánh bức tranh mùa thu trong bài thu điếu với bức tranh mùa thu trong bài thu vịnh và thu ẩm
Dàn ý chi tiết đề bài: So sánh bức tranh thu trong bài thư “Thu vịnh” của Nguyễn Khuyến và trong bài thơ “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu.
YÊU CẦU
– Thể loại
Kiểu bài phân tích văn học: so sánh nội dung hai bài thơ có cùng đề tài.
– Nội dung
Cảnh thu và tình thu trong hai bài thơ Thu vịnh (Nguyễn Khuyến) và Đây mùa thu tới (Xuân Diệu).
GỢI Ý
– Cần so sánh, nhận xét sự giống nhau và khác nhau về cảnh thu và tình thu của hai tác gia ở hai thời đại, hai bối cảnh – có khác nhau nên cách cảm, cách nghĩ, sự thể hiện về cơ bản là khác nhau.
– Có thể đối chiếu, lí giải về những điểm giống nhau và những điểm khác nhau giữa hai tác giả, rồi so sánh bức tranh thu.
Thân bài có thể được triển khai như sau.
A. ĐỐI CHIẾU
1. Đề tài mùa thu trong thơ
– Mùa thu là đề tài thường gặp của các thi nhân xưa.
– Mỗi mùa thu đối với từng thi nhân là nỗi niềm riêng và được cảm nhận bằng cách riêng.
2. Giống nhau
– Cả hai đều là thi sĩ nổi tiếng trong lịch sử thơ ca dân tộc.
– Đều có tình yêu mùa thu, có tài năng thể hiện cái đẹp của mùa thu với những rung động của tâm hồn đầy cảm xúc.
– Biết truyền lại cho đời những bức tranh thu tuyệt vời, làm rung động trái tim bao thế hệ qua những sắc màu, hình ảnh, đường nét… mang cái hồn thu Việt Nam.
Hai nhà thơ cùng lấy cái đẹp thiên nhiên làm đối tượng thể hiện cảm xúc nghệ thuật của mình.
Hai mùa thu trong hai bài thơ đều buồn nhưng đẹp. Vẻ đẹp và nỗi buồn mang dấu ân thời đại của những con người chưa tìm được cho mình một lối đi trong hoàn cảnh cụ thể của xã hội.
3. Khác nhau
– Thời đại khác nhau, học vấn khác nhau, nhân sinh quan và thế giới quan khác nhau nên cách sống, cách cảm, cách nghĩ, ước mơ, nguyện vọng… cũng khác nhau.
– Cảm xúc trước cảnh thu và tâm trạng con người cũng không thể trùng hợp vì chỗ đứng của hai thi nhân khác nhau trong lịch sử dân tộc.
• Nguyễn Khuyến có phong cách của nhà nho sống đôn hậu, trầm lắng, thích hướng vào nội tâm, tiếp thu khá sâu sắc nền văn hóa phương Đông.
• Xuân Diệu có phong cách của trí thức mới có sự tiếp thu khá hoàn chỉnh của nền văn hóa phương Tây.
B. CẢNH THU
1. Cảnh thu trong thơ Nguyễn Khuyến qua bài “Thu vịnh”
Cảnh thu của làng quê với mọi hình ảnh, sắc màu, đường nét… đậm chất hương đồng cỏ nội.
Đường nét trong thơ viết về mùa thu của Nguyễn Khuyến là nét vẽ chấm phá, ước lệ tượng trưng tả canh, có sức khái quát cho hơn của mùa thu làng cảnh Việt Nam.
• Đây là bút pháp cổ điển phương Đông, từ cao xuống thấp, từ gần đến xa.
• Cảm nhận chủ yếu bằng thị giác và thính giác.
– Nguyễn Khuyến viết bằng thể thơ Đường luật với niêm luật khá chặt chẽ nhưng cách tân qua việc sử dụng hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt nên đạt giá trị thẩm mĩ cao.
– Cảnh thu trong thơ Nguyễn Khuyến đẹp nhưng hiu quạnh, buồn bâng khuâng hiu hắt. Cảnh thu được đón nhận trong khoảnh khắc thời gian cụ thể, khá cố định.
2. Cảnh thu trong thơ Xuân Diệu qua bài “Đây mùa thu tới”
C. TÌNH THU
1. Tình thu của Nguyễn Khuyến
– Tình thu của con người bao dung, mở lòng để đón nhận những hình ảnh quen thuộc của làng quê lúc thu về.
– Tình thu của người có khoa danh, cáo quan, về với cảnh làng xóm ngõ quê hương.
– Tình của người yêu thiên nhiên, yêu làng quê nhưng mang tâm trạng buồn, như không còn ý niệm về không gian lẫn thời gian.
– Tình của một người mang nặng nỗi ưu thời mần thế, tạo nên cốt cách của một nho sĩ có nhân cách.
2. Tình thu của Xuân Diệu
– Tình thu của Xuân Diệu là cái ý tình của một tâm hồn rất nhạy cảm với thân phận của hoa tàn, lá rụng… do mùa thu tới.
– Nỗi buồn của một tâm hồn lãng mạn, cô đơn. Vì vậy cái lạnh trước cảnh thu chính là cái lạnh trong tâm hồn nhà thơ.
– Nhà thơ đã có tiếng nói đồng vọng với thiên nhiên về cái lạnh. Ở đây, hồn thu đã đi vào hồn người.
– Tình của nhà thơ trước thiên nhiên vào thu đã gửi vào lòng người thiếu nữ trong sự im lặng trước đất trời. Đây là tâm trạng chung của lớp trí thức thời đó. Cũng có thể là “nỗi bụồn thế hệ” mất nước nhưng không dễ nhận ra mà chỉ cảm được rất nhạt nhòa qua nỗi buồn thiên nhiên.
3. Tình thu của Nguyễn Khuyến và Xuân Diệu là tình thu của những người yêu nước, có những ước mơ về những điều tốt đẹp cho cuộc đời nhưng đều bất lực.
Ca hai đều mang tâm trạng chung về nỗi buồn của thế hệ mình. Song buồn đó mà buồn chứ chưa tìm được lối thoát cho đời.
Theo wikisecret.com