Bình giảng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để thấy được những đặc sắc về nội dung của bài thơ
Đề bài: Có nhận định cho rằng: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của hàn Mặc Tử thật đẹp nhưng lại thấm đượm nỗi buồn da diết, bâng khuâng của nhà thơ. Anh/chị hãy bình giảng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ để làm sáng tỏ nhận định trên.
I. Dàn ý chi tiết cho đề bình giảng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
1. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Hàn Mặc Tử tiêu biểu cho trường phái thơ loạn với những câu thơ điên loạn đến ám ảnh. Tuy nhiên, trong sự nghiệp sáng tác của ông, vẫn có bài thơ trong trẻo, nhẹ nhàng đến bất ngờ khi viết về thiên nhiên, con người, một trong số đó có thể kể đến, đó chính là bài Đây thôn Vĩ Dạ.
2. Thân bài
– Đây thôn Vĩ Dạ được tác giả Hàn Mặc Tử sáng tác trong những ngày tháng cuối đời khi ông đang phải vật lộn với bệnh phong ở viện phong Tuy Hòa.
– Bài thơ được sáng tác như lời hồi đáp với món quà là bức tranh phong cảnh xứ Huế của Hoàng Cúc.
– Mở đầu bài thơ, Hàn Mặc Tử đã gợi ra khung cảnh vườn cây thôn Vĩ lúc hừng đông, cùng với đó là tâm trạng nuối tiếc, đượm buồn vì không thể về thăm lại thôn Vĩ.
– Câu hỏi tu từ đầu bài thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” tựa như lời hờn trách nhẹ nhàng, vừa như lời mời mọc đầy ngọt ngào của người con gái xứ Huế.
– Bằng những kí ức về thôn Vĩ, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã phác họa lại bức tranh vườn cây tuyệt đẹp trong nắng ban mai.
– Hình ảnh hàng cau thẳng tắp, xanh ngát hiện lên sinh động dưới ánh nắng trong trẻo của ngày mới, đây cũng là hình ảnh đặc trưng, quen thuộc của thôn Vĩ.
– Khu vườn xanh mướt với những tán lá mượt mà, mơn mởn vẫn còn ướt đẫm sương đêm thật ấn tượng “xanh như ngọc”.
– Trong không gian xanh ngát, trong trẻo của khu vườn sáng sớm là hình ảnh của con người xứ Huế “Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”.
–>Sự xuất hiện của con người làm cho bức tranh thơ trở lên sinh động hơn hẳn.
– Gương mặt chữ điền gợi ấn tượng về một khuôn mặt phúc hậu, hiền lành nhưng lại bị che khuất bởi lá trúc, phải chăng đây chính là biểu tượng cho những cách trở ngăn cản tình người.
– Đến khổ thơ thứ hai tác giả đã quay về thực tại để cảm nhận thấm thía nỗi cô đơn, tuyệt vọng với nỗi ám ảnh về sự chia li.
– Thôn Vĩ vẫn hiện lên với những hình ảnh thật đẹp đẽ với gió, mây, hoa bắp lay, thuyền, bến nhưng lại buồn đến khắc khoải.
– Hàn Mặc Tử không sống với cảnh vật bên ngoài nữa mà đã đắm chìm trong thế giới bên trong với những nỗi buồn chất chồng, khắc khoải của mình.
– Hình ảnh người con gái xứ Huế một lần nữa xuất hiện nhưng chập chờn, mờ ảo như trong cõi mộng.
Màu áo của em như lẩn khuất trong cái mờ mịt của sương khói khiến cho đôi mắt của chủ thể trữ tình như nhòe đi, không thể nhận thức rõ nét “áo em trắng quá nhìn không ra”.
3. Kết bài
Đây thôn Vĩ Dạ không chỉ là bức tranh thiên nhiên đơn thuần về xứ Huế mà còn là những tâm sự thầm kín của Hàn Mặc Tử về mối tình đơn phương vô vọng của mình.
II. Bài tham khảo cho đề bình giảng về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ
Hàn Mặc Tử là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt nhưng luôn đau đớn, vùng vẫy tuyệt vọng trong thế giới riêng nhiều nỗi buồn. Thơ Hàn Mặc Tử tiêu biểu cho trường phái thơ loạn với những câu thơ điên loạn đến ám ảnh. Tuy nhiên, trong sự nghiệp sáng tác của ông, vẫn có bài thơ trong trẻo, nhẹ nhàng đến bất ngờ khi viết về thiên nhiên, con người, một trong số đó có thể kể đến, đó chính là bài Đây thôn Vĩ Dạ.
Đây thôn Vĩ Dạ được tác giả Hàn Mặc Tử sáng tác trong những ngày tháng cuối đời khi ông đang phải vật lộn với bệnh phong ở viện phong Tuy Hòa. Bài thơ được sáng tác như lời hồi đáp với món quà là bức tranh phong cảnh xứ Huế của Hoàng Cúc, bài thơ đã khắc họa được bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của xứ Huế nhưng cũng thấm đẫm nỗi buồn, sự suy tư da diết của thi sĩ.
Mở đầu bài thơ, Hàn Mặc Tử đã gợi ra khung cảnh vườn cây thôn Vĩ lúc hừng đông, cùng với đó là tâm trạng nuối tiếc, đượm buồn vì không thể về thăm lại thôn Vĩ:
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”
Câu hỏi tu từ đầu bài thơ “Sao anh không về chơi thôn Vĩ” tựa như lời hờn trách nhẹ nhàng, vừa như lời mời mọc đầy ngọt ngào của người con gái xứ Huế. Tuy nhiên đặt câu hỏi trong bối cảnh sáng tác khi tác giả đang điều trị bệnh tại viện phong Tuy Hòa ta có thể hiểu câu hỏi là lời tự trách của bản thân thể hiện sự nuối tiếc vì mình không thể về chơi thôn Vĩ. Giọng thơ trầm buồn pha chút nuối tiếc, xót xa.

Bằng những kí ức về thôn Vĩ, thi sĩ Hàn Mặc Tử đã phác họa lại bức tranh vườn cây tuyệt đẹp trong nắng ban mai:
“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”
Hình ảnh hàng cau thẳng tắp, xanh ngát hiện lên sinh động dưới ánh nắng trong trẻo của ngày mới, đây cũng là hình ảnh đặc trưng, quen thuộc của thôn Vĩ cũng như bất cứ vùng quê nào ở Việt Nam. Vĩ Dạ nổi tiếng với nghề trồng cây nên đến Vĩ Dạ có thể dễ dàng bắt gặp những khu vườn xanh ngắt ở bất cứ đâu. Tuy nhiên, bước vào thơ của Hàn Mặc Tử, những khu vườn quen thuộc ấy trở lên thật đặc biệt. Khu vườn xanh mướt với những tán lá mượt mà, mơn mởn vẫn còn ướt đẫm sương đêm thật ấn tượng “xanh như ngọc”.
Trong không gian xanh ngát, trong trẻo của khu vườn sáng sớm là hình ảnh của con người xứ Huế “Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”. Sự xuất hiện của con người làm cho bức tranh thơ trở lên sinh động hơn hẳn. Bức tranh thiên nhiên như được thổi vào một luồng sinh khí mới mang đến nét đẹp hài hòa, độc đáo. Gương mặt chữ điền gợi ấn tượng về một khuôn mặt phúc hậu, hiền lành nhưng lại bị che khuất bởi lá trúc, phải chăng đây chính là biểu tượng cho những cách trở ngăn cản tình người.
“Gió theo lối gió mây đường mâu
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay”
Nếu trong khổ thơ đầu, hình ảnh xứ Huế hiện lên thật sinh động, trong trẻo trong những hồi ức của nhà thơ thì đến khổ thơ thứ hai tác giả đã quay về thực tại để cảm nhận thấm thía nỗi cô đơn, tuyệt vọng với nỗi ám ảnh về sự chia li. Thôn Vĩ vẫn hiện lên với những hình ảnh thật đẹp đẽ với gió, mây, hoa bắp lay, thuyền, bến nhưng sao lại buồn đến khắc khoải, phải chăng nó thấm đượm những suy tư cùng nỗi buồn mênh mang.
Dường như thi sĩ Hàn Mặc Tử không sống với cảnh vật bên ngoài nữa mà đã đắm chìm trong thế giới bên trong với những nỗi buồn chất chồng, khắc khoải của mình.
“Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tìn ai có đậm đà”
Đến khổ thơ cuối của bài, hình ảnh người con gái xứ Huế một lần nữa xuất hiện nhưng chập chờn, mờ ảo như trong cõi mộng. Màu áo của em như lẩn khuất trong cái mờ mịt của sương khói khiến cho đôi mắt của chủ thể trữ tình như nhòe đi, không thể nhận thức rõ nét “áo em trắng quá nhìn không ra”
Câu thơ được mở đầu bằng một câu hỏi và kết thúc cũng bằng một câu hỏi đầy da diết. Như vậy có thể thấy Đây thôn Vĩ Dạ không chỉ là bức tranh thiên nhiên đơn thuần về xứ Huế mà còn là những tâm sự thầm kín của Hàn Mặc Tử về mối tình đơn phương vô vọng của mình.